Nhu cầu sử dụng phân bón đang đà tăng mạnh

Các nhà máy sản xuất phân bón của ViệtNamđang phải đối mặt với những vấn đề về phân bón nhập khẩu, nhất là phân urê có nguồn gốc từ Trung Quốc có giá bán thấp hơn so với giá urê sản xuất trong nước tràn vào ViệtNam.

Bên cạnh đó là tình trạng phân bón giả, kém chất lượng vẫn còn diễn biến phức tạp... khiến thị trường phân bón cạnh tranh không lành mạnh, khó kiểm soát.

Trước thực trạng trên, Chính phủ đã ban hành Nghị định 202/2013/NĐ-CP về quản lý phân bón nhằm nghiêm cấm sản xuất phân bón khi chưa được cấp Giấy phép sản xuất phân bón; sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu, nhập khẩu phân bón giả, phân bón đã bị cấm sử dụng; sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu, nhập khẩu, trao đổi, tiếp thị phân bón không bảo đảm quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hoặc kinh doanh phân bón đã hết hạn sử dụng... Nghị định có hiệu lực từ ngày1/2/2014sẽ giúp hạn chế bớt tình trạng sản xuất phân bón lộn xộn như hiện nay, tránh thiệt hại không đáng có cho doanh nghiệp làm ăn chân chính và người nông dân.

Nhu cầu sử dụng phân bón của nước ta đang ngày càng tăng mạnh. Nguồn cung phân bón tại thị trường trong nước khá dồi dào khi có thêm một số nhà máy sản xuất đi vào hoạt động trong giai đoạn 2011-2013. Với việc Nhà máy đạm Cà Mau công suất 800.000 tấn/năm; Nhà máy đạm Ninh Bình công suất 560.000 tấn/năm đi vào hoạt động năm 2012, cùng với nhà máy đạm Hà Bắc, Nhà máy đạm Phú Mỹ đã bổ sung thêm nguồn phân bón urê ra thị trường.

Nếu như năm 2011, giá phân bón có nhiều biến động, tăng liên tục, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong ngành, đến năm 2013 từ một nước phải phụ thuộc vào nhập khẩu phân urê, Việt Nam có thể hoàn toàn tự chủ nguồn phân ure và tiến tới xuất khẩu, không còn xảy ra tình trạng khan hàng, sốt giá. Khác với mọi năm, tại thời điểm này giá các loại phân bón ổn định hơn, doanh nghiệp đã chuẩn bị đầy đủ hàng cho vụ đông xuân lớn nhất trong năm.

Để đẩy mạnh sản xuất, các doanh nghiệp ngành phân bón đang triển khai nhiều hoạt động chạy đua tiếp cận khách hàng theo cách thức cung cấp thông tin, khuyến mãi... Sản lượng sản xuất đạm urê trong nước hiện đang không ngừng tăng lên, đáp ứng nhu cầu phục vụ sản xuất nông nghiệp trong nước và dự báo cung vượt cầu trong thời gian tới.

Ước sản lượng sản xuất phân urê năm 2013 đạt 2,084 triệu tấn tăng 19,4% so với năm 2012; phân NPK ước đạt 2,471 triệu tấn, giảm 4,1%; phân lân (Tập đoàn công nghiệp Hóa chất Việt Nam) ước đạt 1,547 triệu tấn, tăng 1,1%; phân DAP (Tập đoàn công nghiệp Hóa chất Việt Nam) ước đạt 224,8 nghìn tấn, giảm 21,1%.

Hà Nội mới online

Bảng giá nông sản

Hạt mắc ca70.000
Ca cao180.000
Cao su148.000
Gạo IR 50412.500
Cà phê125.600
Bơ sáp25.000
Sầu riêng Ri đẹp65.000
Điều40.000
Hồ tiêu119.000

[Xem tiếp]

Hỏi đáp

Bình Điền giải đáp các câu hỏi về việc sử dụng phân bón và phòng trừ sâu bệnh cho nhà nông.

Đặt câu hỏiXem câu hỏi

 

Tỷ giá Ngoại tệ

 


Top

TẢI ỨNG DỤNG CANH TÁC THÔNG MINH TẠI ĐÂY

Nhu cầu sử dụng phân bón đang đà tăng mạnh

Các nhà máy sản xuất phân bón của ViệtNamđang phải đối mặt với những vấn đề về phân bón nhập khẩu, nhất là phân urê có nguồn gốc từ Trung Quốc có giá bán thấp hơn so với giá urê sản xuất trong nước tràn vào ViệtNam.

Bên cạnh đó là tình trạng phân bón giả, kém chất lượng vẫn còn diễn biến phức tạp... khiến thị trường phân bón cạnh tranh không lành mạnh, khó kiểm soát.

Trước thực trạng trên, Chính phủ đã ban hành Nghị định 202/2013/NĐ-CP về quản lý phân bón nhằm nghiêm cấm sản xuất phân bón khi chưa được cấp Giấy phép sản xuất phân bón; sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu, nhập khẩu phân bón giả, phân bón đã bị cấm sử dụng; sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu, nhập khẩu, trao đổi, tiếp thị phân bón không bảo đảm quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hoặc kinh doanh phân bón đã hết hạn sử dụng... Nghị định có hiệu lực từ ngày1/2/2014sẽ giúp hạn chế bớt tình trạng sản xuất phân bón lộn xộn như hiện nay, tránh thiệt hại không đáng có cho doanh nghiệp làm ăn chân chính và người nông dân.

Nhu cầu sử dụng phân bón của nước ta đang ngày càng tăng mạnh. Nguồn cung phân bón tại thị trường trong nước khá dồi dào khi có thêm một số nhà máy sản xuất đi vào hoạt động trong giai đoạn 2011-2013. Với việc Nhà máy đạm Cà Mau công suất 800.000 tấn/năm; Nhà máy đạm Ninh Bình công suất 560.000 tấn/năm đi vào hoạt động năm 2012, cùng với nhà máy đạm Hà Bắc, Nhà máy đạm Phú Mỹ đã bổ sung thêm nguồn phân bón urê ra thị trường.

Nếu như năm 2011, giá phân bón có nhiều biến động, tăng liên tục, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong ngành, đến năm 2013 từ một nước phải phụ thuộc vào nhập khẩu phân urê, Việt Nam có thể hoàn toàn tự chủ nguồn phân ure và tiến tới xuất khẩu, không còn xảy ra tình trạng khan hàng, sốt giá. Khác với mọi năm, tại thời điểm này giá các loại phân bón ổn định hơn, doanh nghiệp đã chuẩn bị đầy đủ hàng cho vụ đông xuân lớn nhất trong năm.

Để đẩy mạnh sản xuất, các doanh nghiệp ngành phân bón đang triển khai nhiều hoạt động chạy đua tiếp cận khách hàng theo cách thức cung cấp thông tin, khuyến mãi... Sản lượng sản xuất đạm urê trong nước hiện đang không ngừng tăng lên, đáp ứng nhu cầu phục vụ sản xuất nông nghiệp trong nước và dự báo cung vượt cầu trong thời gian tới.

Ước sản lượng sản xuất phân urê năm 2013 đạt 2,084 triệu tấn tăng 19,4% so với năm 2012; phân NPK ước đạt 2,471 triệu tấn, giảm 4,1%; phân lân (Tập đoàn công nghiệp Hóa chất Việt Nam) ước đạt 1,547 triệu tấn, tăng 1,1%; phân DAP (Tập đoàn công nghiệp Hóa chất Việt Nam) ước đạt 224,8 nghìn tấn, giảm 21,1%.

Hà Nội mới online
Hotline 1900 6613 Chat với chúng tôi qua Messenger Chat với chúng tôi qua Zalo Fanpage Bình Điền BFC Kênh Youtube Bình Điền BFC