Mở hướng giảm nghèo nhờ trồng khoai sâm

 Với đặc điểm sống khỏe trong điều kiện khí hậu lạnh và nơi có địa hình núi cao trên 800m so với mực nước biển, có thể trồng xen kẽ những hốc đá, nơi có lớp đất mùn ẩm, cây khoai sâm được đánh giá là phát triển tốt tại Đồng Văn.

Thu nhập đến 500 triệu đồng/ha

Điều đáng nói, người dân trong quá trình canh tác không phải chăm bón nhiều, sử dụng các loại phân hóa học nhưng sâm khoai mỗi khi đến kỳ thu hoạch, mỗi gốc có thể cho 10-15 kg củ. Với giá bao tiêu khoảng 20 ngàn đồng/kg, cây khoai sâm giúp nhiều người thu về 300-400, thậm chí 500 triệu đồng/ha sau khi trừ chi phí.

Với năng suất khá cao và giá bán hiện tại, người dân trồng loại khoai này ở Đồng Văn cho rằng, cây khoai sâm có tiềm năng phát triển kinh tế, hỗ trợ đắc lực trong nâng cao thu nhập, giảm nghèo.

Ông Vàng Mí Say (xã Tả Lủng) cho biết ông và khoảng 10 người nữa trong xã là những hộ đầu tiên trồng khoai sâm trên đất Tả Lủng thay cho cây ngô. Nhờ cây trồng này mà 3 năm nay, gia đình cũng đã có thu nhập khá. Nhiều hộ trong xã hiện cũng thoát được nghèo nhờ trồng khoai sâm giống như gia đình ông.

Theo thống kê đến nay, xã Tả Lủng đã có 43 hộ tham gia trồng khoai sâm với tổng diện tích gần 11ha, năng suất đạt 50 tấn/ha. Từ một xã nghèo với 86% dân số là hộ nghèo, nhờ trồng sâm đất, tỷ lệ hộ nghèo của xã giảm trung bình mỗi năm khoảng 6%, đời sống nhân dân từng bước được nâng lên.

Không chỉ tại xã Tả Lủng, các xã khác như Phố Cáo, Sảng Tủng, Phố Bảng và thị trấn Đồng Văn cũng đã chuyển đổi những diện tích đất sản xuất kém hiệu quả sang trồng khoai sâm, từ đó, nâng diện tích khoai sâm của toàn huyện lên khoảng 35 ha.

-8829-1701921476.jpg

Ngành nông nghiệp huyện tích cực hỗ trợ người dân trong sản xuất, liên kết để nâng cao thu nhập, hỗ trợ giảm nghèo từ khoai sâm

Để hỗ trợ người dân trồng khoai sâm, ngành nông nghiệp huyện cũng tổ chức lồng ghép kinh phí hỗ trợ người dân về giống, phân bón với tổng kinh phí trên 400 triệu đồng. Đồng thời, cơ quan chuyên môn cũng thực hiện hỗ trợ người dân áp dụng khoa học kỹ thuật, tạo sản phẩm củ to, đều, đẹp, năng suất, chất lượng cao.

Do là cây trồng mới nên cán bộ nông nghiệp cùng người dân đều thực hiện mở sổ theo dõi chi tiết về từng giai đoạn, thời kỳ sinh trưởng của cây, tình hình thời tiết theo ngày, tháng. Nhờ đó, mô hình trồng khoai sâm ở hầu hết các xã và thị trấn đều phát triển khá ổn định và lan tỏa quyết tâm ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, vươn lên làm giàu trong sản xuất kinh doanh.

Liên kết theo chuỗi

Không chỉ chú trọng vào trồng, mở rộng diện tích, Đồng Văn cũng quan tâm đến việc liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị để đảm bảo đầu ra cho người dân.

Hiện nay, diện tích khoai sâm được HTX Nông lâm nghiệp và dịch vụ thương mại tổng hợp Po Mỷ đứng ra bao tiêu, hỗ trợ tiêu thụ với giá ổn định.

Bà Lưu Thị Hòa, Giám đốc HTX Po Mỷ cho biết sau khi khảo sát tại địa phương, các thành viên HTX nhận thấy rằng khoai sâm phát triển khá tốt, chất lượng cao và là một sản phẩm mang lại giá trị kinh tế cao vì phù hợp với nhu cầu nâng cao sức khỏe của nhiều người. Nếu được tiêu thụ thuận lợi, cây trồng này sẽ góp phần thay đổi cơ cấu nông nghiệp, tạo ra sinh kế bền vững cho bà con nhân dân huyện Đồng Văn.

Do đó, HTX đã ký kết thỏa thuận hợp tác, bao tiêu khoai sâm. Hiện, khoai sâm được HTX bán rộng rãi và áp dụng cả bán trực tiếp và trực tuyến nên cơ hội đầu ra khá rộng mở.

Ngoài bán tươi, HTX đã nghiên cứu và sản xuất thành công phở khoai sâm, nước ép sâm, sâm khoai sấy… để cung cấp ra thị trường, từ đó vừa tăng giá trị kinh tế vừa nâng cao giá trị cho nông sản địa phương.

Trong quá trình liên kết hợp tác, HTX cũng đồng hành với địa phương, người dân trong hỗ trợ kỹ thuật, giám sát quá trình thực hiện để đảm bảo có những sản phẩm đạt chất lượng đưa ra thị trường.

Việc liên kết tiêu thụ sản phẩm sâm khoai đã giúp người dân dần thay đổi nhận thức về canh tác nông nghiệp, nâng cao ý thức về canh tác an toàn, tạo ra những sản phẩm có chất lượng cao và thêm gắn bó với cây khoai sâm, dù đây là cây trồng mới tại địa phương.

Thúc đẩy giảm nghèo

Ông Phạm Đức Nam, Phó Chủ tịch UBND huyện Đồng Văn, cho biết mô hình trồng khoai sâm đất đang phát triển theo hướng liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm. Điều này có vai trò quan trọng trong phát triển nông nghiệp bền vững, từng bước giúp nâng cao lợi ích của các đối tượng tham gia vào chuỗi liên kết, đặc biệt là người nông dân.

Liên kết sản xuất khoai sâm theo chuỗi cũng giúp hạn chế tình trạng sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, tăng quy mô sản xuất hàng hóa, đảm bảo chất lượng sản phẩm. Việc liên kết tiêu thụ sản phẩm theo hợp đồng còn tránh tình trạng được mùa, mất giá, sản xuất tràn lan.

Thực tế không chỉ riêng Đồng Văn mà đã có những địa phương khác đã phát triển trồng khoai sâm trên diện tích lớn nhưng vấn đề đầu ra chưa được chú trọng vì chưa thực hiện liên kết bao tiêu. Điều này dẫn tới người nông dân không thể nâng cao được thu nhập, từ đó khó hỗ trợ trực tiếp vào mục tiêu giảm nghèo của địa phương.

Tuy nhiên, tại Đồng Văn, hướng sản xuất khoai sâm theo chuỗi giá trị đã được chú trọng ngay từ thời gian đầu triển khai nhằm giải quyết những bất cập trong sản xuất nông nghiệp, từ đó hỗ trợ huyện giảm nghèo khá hiệu quả.

Theo thống kê, huyện Đồng Văn có 17 nghìn hộ dân, trong đó hộ nghèo chiếm trên 10 nghìn hộ, chiếm 61,12 %; hộ cận nghèo là 2.338 hộ, chiếm 18,83 %. Nhưng chỉ trong năm 2022 đã có 1.036 hộ thoát nghèo, đạt 6,2%; số hộ nghèo phát sinh là 186 hộ và không có hộ nào tái nghèo. Việc đẩy mạnh tái cơ cấu kinh tế như trồng khoai sâm cũng được đánh giá là sẽ giúp Đồng Văn tiếp tục giảm tỷ lệ hộ nghèo trên 6% vào cuối năm 2023.

Để tiếp tục hỗ trợ người dân giảm nghèo nói chung và giảm nghèo từ trồng khoai sâm nói riêng, UBND huyện đang tiếp tục xây dựng các giải pháp cụ thể nhằm ưu tiên, tạo điều kiện để các hộ nghèo, cận nghèo được tiếp cận và thụ hưởng đầy đủ các nguồn vốn vay ưu đãi của Nhà nước trong mở rộng diện tích khoai sâm.

Huyện cũng tiếp tục đầu đầu tư về cơ sở hạ tầng để thuận tiện trong vận chuyển hàng hóa, liên kết với các đơn vị bao tiêu từ đó kéo gần khoảng cách giữa các khu vực trong huyện.

Ông Phạm Đức Nam cho biết, Đồng Văn sẽ tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền người dân trồng khoai sâm theo đúng kế hoạch, tránh mở rộng diện tích một cách quá đà. Đi liền với đó, ngành nông nghiệp cũng đẩy mạnh tìm kiếm doanh nghiệp, hỗ trợ HTX để xây dựng chuỗi liên kết khoai sâm được bền vững, qua đó góp phần nâng cao thu nhập từng bước giảm nghèo bền vững cho người dân.

Tùng Lâm

Nguồn:https://vnbusiness.vn/kinh-doanh-xanh/mo-huong-giam-ngheo-nho-trong-khoai-sam-1097089.html

Bảng giá nông sản

Hạt mắc ca70.000
Ca cao180.000
Cao su148.000
Gạo IR 50412.500
Cà phê125.600
Bơ sáp25.000
Sầu riêng Ri đẹp65.000
Điều40.000
Hồ tiêu119.000

[Xem tiếp]

Hỏi đáp

Bình Điền giải đáp các câu hỏi về việc sử dụng phân bón và phòng trừ sâu bệnh cho nhà nông.

Đặt câu hỏiXem câu hỏi

 

Tỷ giá Ngoại tệ

 


Top

TẢI ỨNG DỤNG CANH TÁC THÔNG MINH TẠI ĐÂY

Mở hướng giảm nghèo nhờ trồng khoai sâm

 Với đặc điểm sống khỏe trong điều kiện khí hậu lạnh và nơi có địa hình núi cao trên 800m so với mực nước biển, có thể trồng xen kẽ những hốc đá, nơi có lớp đất mùn ẩm, cây khoai sâm được đánh giá là phát triển tốt tại Đồng Văn.

Thu nhập đến 500 triệu đồng/ha

Điều đáng nói, người dân trong quá trình canh tác không phải chăm bón nhiều, sử dụng các loại phân hóa học nhưng sâm khoai mỗi khi đến kỳ thu hoạch, mỗi gốc có thể cho 10-15 kg củ. Với giá bao tiêu khoảng 20 ngàn đồng/kg, cây khoai sâm giúp nhiều người thu về 300-400, thậm chí 500 triệu đồng/ha sau khi trừ chi phí.

Với năng suất khá cao và giá bán hiện tại, người dân trồng loại khoai này ở Đồng Văn cho rằng, cây khoai sâm có tiềm năng phát triển kinh tế, hỗ trợ đắc lực trong nâng cao thu nhập, giảm nghèo.

Ông Vàng Mí Say (xã Tả Lủng) cho biết ông và khoảng 10 người nữa trong xã là những hộ đầu tiên trồng khoai sâm trên đất Tả Lủng thay cho cây ngô. Nhờ cây trồng này mà 3 năm nay, gia đình cũng đã có thu nhập khá. Nhiều hộ trong xã hiện cũng thoát được nghèo nhờ trồng khoai sâm giống như gia đình ông.

Theo thống kê đến nay, xã Tả Lủng đã có 43 hộ tham gia trồng khoai sâm với tổng diện tích gần 11ha, năng suất đạt 50 tấn/ha. Từ một xã nghèo với 86% dân số là hộ nghèo, nhờ trồng sâm đất, tỷ lệ hộ nghèo của xã giảm trung bình mỗi năm khoảng 6%, đời sống nhân dân từng bước được nâng lên.

Không chỉ tại xã Tả Lủng, các xã khác như Phố Cáo, Sảng Tủng, Phố Bảng và thị trấn Đồng Văn cũng đã chuyển đổi những diện tích đất sản xuất kém hiệu quả sang trồng khoai sâm, từ đó, nâng diện tích khoai sâm của toàn huyện lên khoảng 35 ha.

-8829-1701921476.jpg

Ngành nông nghiệp huyện tích cực hỗ trợ người dân trong sản xuất, liên kết để nâng cao thu nhập, hỗ trợ giảm nghèo từ khoai sâm

Để hỗ trợ người dân trồng khoai sâm, ngành nông nghiệp huyện cũng tổ chức lồng ghép kinh phí hỗ trợ người dân về giống, phân bón với tổng kinh phí trên 400 triệu đồng. Đồng thời, cơ quan chuyên môn cũng thực hiện hỗ trợ người dân áp dụng khoa học kỹ thuật, tạo sản phẩm củ to, đều, đẹp, năng suất, chất lượng cao.

Do là cây trồng mới nên cán bộ nông nghiệp cùng người dân đều thực hiện mở sổ theo dõi chi tiết về từng giai đoạn, thời kỳ sinh trưởng của cây, tình hình thời tiết theo ngày, tháng. Nhờ đó, mô hình trồng khoai sâm ở hầu hết các xã và thị trấn đều phát triển khá ổn định và lan tỏa quyết tâm ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, vươn lên làm giàu trong sản xuất kinh doanh.

Liên kết theo chuỗi

Không chỉ chú trọng vào trồng, mở rộng diện tích, Đồng Văn cũng quan tâm đến việc liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị để đảm bảo đầu ra cho người dân.

Hiện nay, diện tích khoai sâm được HTX Nông lâm nghiệp và dịch vụ thương mại tổng hợp Po Mỷ đứng ra bao tiêu, hỗ trợ tiêu thụ với giá ổn định.

Bà Lưu Thị Hòa, Giám đốc HTX Po Mỷ cho biết sau khi khảo sát tại địa phương, các thành viên HTX nhận thấy rằng khoai sâm phát triển khá tốt, chất lượng cao và là một sản phẩm mang lại giá trị kinh tế cao vì phù hợp với nhu cầu nâng cao sức khỏe của nhiều người. Nếu được tiêu thụ thuận lợi, cây trồng này sẽ góp phần thay đổi cơ cấu nông nghiệp, tạo ra sinh kế bền vững cho bà con nhân dân huyện Đồng Văn.

Do đó, HTX đã ký kết thỏa thuận hợp tác, bao tiêu khoai sâm. Hiện, khoai sâm được HTX bán rộng rãi và áp dụng cả bán trực tiếp và trực tuyến nên cơ hội đầu ra khá rộng mở.

Ngoài bán tươi, HTX đã nghiên cứu và sản xuất thành công phở khoai sâm, nước ép sâm, sâm khoai sấy… để cung cấp ra thị trường, từ đó vừa tăng giá trị kinh tế vừa nâng cao giá trị cho nông sản địa phương.

Trong quá trình liên kết hợp tác, HTX cũng đồng hành với địa phương, người dân trong hỗ trợ kỹ thuật, giám sát quá trình thực hiện để đảm bảo có những sản phẩm đạt chất lượng đưa ra thị trường.

Việc liên kết tiêu thụ sản phẩm sâm khoai đã giúp người dân dần thay đổi nhận thức về canh tác nông nghiệp, nâng cao ý thức về canh tác an toàn, tạo ra những sản phẩm có chất lượng cao và thêm gắn bó với cây khoai sâm, dù đây là cây trồng mới tại địa phương.

Thúc đẩy giảm nghèo

Ông Phạm Đức Nam, Phó Chủ tịch UBND huyện Đồng Văn, cho biết mô hình trồng khoai sâm đất đang phát triển theo hướng liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm. Điều này có vai trò quan trọng trong phát triển nông nghiệp bền vững, từng bước giúp nâng cao lợi ích của các đối tượng tham gia vào chuỗi liên kết, đặc biệt là người nông dân.

Liên kết sản xuất khoai sâm theo chuỗi cũng giúp hạn chế tình trạng sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, tăng quy mô sản xuất hàng hóa, đảm bảo chất lượng sản phẩm. Việc liên kết tiêu thụ sản phẩm theo hợp đồng còn tránh tình trạng được mùa, mất giá, sản xuất tràn lan.

Thực tế không chỉ riêng Đồng Văn mà đã có những địa phương khác đã phát triển trồng khoai sâm trên diện tích lớn nhưng vấn đề đầu ra chưa được chú trọng vì chưa thực hiện liên kết bao tiêu. Điều này dẫn tới người nông dân không thể nâng cao được thu nhập, từ đó khó hỗ trợ trực tiếp vào mục tiêu giảm nghèo của địa phương.

Tuy nhiên, tại Đồng Văn, hướng sản xuất khoai sâm theo chuỗi giá trị đã được chú trọng ngay từ thời gian đầu triển khai nhằm giải quyết những bất cập trong sản xuất nông nghiệp, từ đó hỗ trợ huyện giảm nghèo khá hiệu quả.

Theo thống kê, huyện Đồng Văn có 17 nghìn hộ dân, trong đó hộ nghèo chiếm trên 10 nghìn hộ, chiếm 61,12 %; hộ cận nghèo là 2.338 hộ, chiếm 18,83 %. Nhưng chỉ trong năm 2022 đã có 1.036 hộ thoát nghèo, đạt 6,2%; số hộ nghèo phát sinh là 186 hộ và không có hộ nào tái nghèo. Việc đẩy mạnh tái cơ cấu kinh tế như trồng khoai sâm cũng được đánh giá là sẽ giúp Đồng Văn tiếp tục giảm tỷ lệ hộ nghèo trên 6% vào cuối năm 2023.

Để tiếp tục hỗ trợ người dân giảm nghèo nói chung và giảm nghèo từ trồng khoai sâm nói riêng, UBND huyện đang tiếp tục xây dựng các giải pháp cụ thể nhằm ưu tiên, tạo điều kiện để các hộ nghèo, cận nghèo được tiếp cận và thụ hưởng đầy đủ các nguồn vốn vay ưu đãi của Nhà nước trong mở rộng diện tích khoai sâm.

Huyện cũng tiếp tục đầu đầu tư về cơ sở hạ tầng để thuận tiện trong vận chuyển hàng hóa, liên kết với các đơn vị bao tiêu từ đó kéo gần khoảng cách giữa các khu vực trong huyện.

Ông Phạm Đức Nam cho biết, Đồng Văn sẽ tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền người dân trồng khoai sâm theo đúng kế hoạch, tránh mở rộng diện tích một cách quá đà. Đi liền với đó, ngành nông nghiệp cũng đẩy mạnh tìm kiếm doanh nghiệp, hỗ trợ HTX để xây dựng chuỗi liên kết khoai sâm được bền vững, qua đó góp phần nâng cao thu nhập từng bước giảm nghèo bền vững cho người dân.

Tùng Lâm

Nguồn:https://vnbusiness.vn/kinh-doanh-xanh/mo-huong-giam-ngheo-nho-trong-khoai-sam-1097089.html

Hotline 1900 6613 Chat với chúng tôi qua Messenger Chat với chúng tôi qua Zalo Fanpage Bình Điền BFC Kênh Youtube Bình Điền BFC