(15/4) Ứng xử đúng với lúa vụ 3

Diện tích lúa vụ 3 ở các tỉnh đầu nguồn lại tăng mạnh và hiện có nhiều tranh cãi, nhất là những năm lúa mất giá như năm nay, về nên hay không nên trồng?

Trong nhiều năm nay, diện tích lúa vụ 3 ở các tỉnh ven biển ĐBSCL là ổn định, biến thiên trong khoảng 200.000 - 250.000 ha.

Lúa vụ 3 - mỗi người hiểu một cách

Thời vụ lúa ở các địa phương thuộc ĐBSCL chịu chi phối bởi 3 tác nhân: Mặn ven biển, lũ sông Mekong và phèn ở Đồng Tháp Mười, tứ giác Long Xuyên.

Do có nhiều tiểu vùng sinh thái khác nhau nên thời vụ sản xuất lúa cũng khác nhau và tên gọi từng mùa vụ cũng khác nhau không những trong dân chúng, trong giới khoa học mà ngay cả trong cơ quan quản lý nhà nước.

Theo Tổng cục Thống kê, ĐBSCL có 3 vụ là đông xuân, hè thu và vụ mùa. Thế nhưng thuật ngữ trên lại không phổ biến, các Sở NN-PTNT trong khu vực chia mùa vụ nhỏ hơn: vụ đông xuân, vụ xuân hè (còn gọi là hè thu sớm), vụ hè thu và vụ thu đông.

Lại thêm thời tiết ĐBSCL không có 4 mùa xuân, hạ, thu, đông như các tỉnh phía Bắc mà chỉ có mùa khô và mùa mưa nên người ta còn gọi bằng số, với các tỉnh duyên hải thì vụ hè thu là vụ đầu tiên trong năm nên được gọi là vụ 1, sau đó vụ đông xuân là vụ 3 (vụ mà Tổng cục Thống kê gọi là vụ mùa). Các tỉnh còn lại thì gọi vụ đông xuân là vụ 1, hè thu là vụ 2 và thu đông là vụ 3.

Thuật ngữ lúa vụ 3 hiện có 2 cách hiểu.

Các cơ quan quản lý thuộc các Sở NN-PTNT thì lúa vụ 3 bao gồm lúa vụ đông xuân của các tỉnh ven biển và lúa vụ thu đông các tỉnh đầu nguồn sông Mekong.

Thông thường (bao gồm cả các nhà khoa học và quản lý không chuyên sâu) thì gọi lúa vụ 3 chỉ là vụ lúa thu đông phần lớn nằm ở 3 tỉnh đầu nguồn sông Mekong là Đồng Tháp, An Giang và Kiên Giang.

Trong nhiều năm nay, diện tích lúa vụ 3 ở các tỉnh ven biển là ổn định, biến thiên trong khoảng 200.000 - 250.000 ha. Trái lại, diện tích lúa vụ 3 ở các tỉnh đầu nguồn lại tăng mạnh và hiện có nhiều tranh cãi, nhất là những năm lúa mất giá như năm nay – nên hay không nên trồng lúa vụ 3?

Ứng xử đúng với lúa vụ 3
Thu hoạch lúa vụ 3 ở ĐBSCL. Ảnh: Lê Hoàng Vũ

 

Những lợi thế của lúa vụ 3

Theo Cục Trồng trọt, năm 2005, diện tích lúa thu đông (vụ 3) ở ĐBSCL là 472.430 ha, trong đó vùng duyên hải và vùng thượng nguồn tương đương nhau.

Năm 2010, diện tích này tăng lên 511.535 ha và đến năm 2013 lên 818.888 ha với phần tăng chủ yếu ở 3 tỉnh Đồng Tháp, An Giang và Kiên Giang.

Động lực tăng diện tích lúa vụ 3 chủ yếu từ các lợi thế của vụ này so với vụ hè thu như là gieo sạ vào mùa mưa nên không lo bị hạn, thu hoạch vào mùa khô nên chất lượng lúa cao hơn, dễ thu hoạch, giảm chi phí phơi sấy, năng suất cao hơn và thường bán được giá cao hơn bởi ngoài bán lúa thương phẩm thì còn là nguồn cung chủ yếu cho 200.000 tấn lúa giống sản xuất vụ đông xuân.

Từ năm 2013 về trước, khi lúa gạo còn dễ bán và bán được giá cao thì lợi nhuận trồng lúa vụ 3 là không phải bàn cãi. Khảo sát năm 2011 của Viện lúa ĐBSCL cho thấy năng suất bình quân lên tới 4,2 tấn/ha (lúa khô 14%), có đến 91% hộ nông dân trồng lúa vụ 3 cho lợi nhuận khá, 8% hòa vốn và chỉ 1% lỗ.

Ngay cả việc làm nghèo đất như lo sợ của các nhà khoa học thì vẫn chưa có bằng chứng thuyết phục bởi những địa phương này đã có quy ước là cứ 3 năm xả lũ một lần để nhận phù sa và vệ sinh đồng ruộng.

Mặt khác thí nghiệm dài hạn về NPK của Viện Lúa ĐBSCL từ năm 1986 đến nay (không hề cho nước lũ vào) thì chỉ khi không bón phân lân năng suất mới giảm dần, còn nếu bón đầy đủ NPK năng suất vẫn không thay đổi theo thời gian.

Thiệt hại lớn nhất cho lúa vụ 3 được ghi nhận vào năm 2011, khi lũ nhấn chìm 7.573 ha, nhưng đây cũng là con số nhỏ vì chỉ chiếm 1,2% diện tích.

Ứng xử thế nào?

Vào lúc cung vượt cầu, lúa gạo mất giá như hiện nay việc giảm diện tích lúa nói chung và lúa vụ 3 ở ĐBSCL là cần thiết nhưng giảm bao nhiêu và giảm như thế nào là cần phải tính toán.

Tất nhiên không có ai cực đoan nghĩ đến việc bỏ hẳn 800.000 ha lúa vụ 3 nhưng việc xác định khoảng 500.000 - 600.000 ha như năm 2010 cho nhu cầu thương mại nội địa và giống cho vụ đông xuân kế tiếp là bền vững.

Cách làm dễ nhất là giảm khoảng 200.000 ha ở 3 tỉnh đầu nguồn bởi hầu hết diện tích này nằm trong đê bao, chỉ cần nhà nước ra thông báo năm nay sẽ xả lũ thì không một nông dân nào dám mạo hiểm.

Thế nhưng không làm lúa vụ 3 thì hàng chục vạn lao động làm gì?

Châu Phú (An Giang) là vùng đất ngập sâu trước khi có lúa vụ 3 đã từng có phương án trồng 1 vụ lúa 2 vụ màu nhưng phương án vẫn nằm mãi trên giấy bởi không được thực tế chấp nhận.

Đồng Tháp Mười từng có khoảng 50.000 ha rừng tràm nhưng nay chỉ còn độ 5.000 ha, số diện tích rừng từng là “sấu gầm, cọp thét” đấy đã được chuyển sang trồng lúa 2 vụ.

Diện tích tràm thu hẹp bởi kỹ thuật xây dựng đã chuyển qua ép cọc bê tông thay cho cừ tràm. Nếu có chính sách tốt thì chỉ cần 1 năm, rừng tràm lại hồi sinh và ít nhất giảm được gần 100.000 ha lúa gieo trồng.

Tiền Giang, Vĩnh Long có khoảng 55.000 ha lúa xuân hè, đây là diện tích gây nên bất lợi cho cả ĐBSCL vì nhờ nó mà sâu rầy ẩn mình lưu cữu. Cần có nghiên cứu cụ thể để rút chuyển đổi.

Cây ngô có thị trường nội địa rất lớn nhưng rất khó để trồng rộng rãi với diện tích lớn ở ĐBSCL bởi hệ thống canh tác, cơ sở hạ tầng, tập quán, lao động cho cây lúa nước không thể song hành với cây trồng cạn.
Nên chăng có quy hoạch, dịch chuyển cơ cấu cây trồng và phân bổ đầu tư cấp quốc gia để ĐBSCL vẫn phát huy được lợi thế vớicây lúa nước.

 

Theo Quang Ngọc - báo Nông Nghiệp Việt Nam

Bảng giá nông sản

Hạt mắc ca70.000
Ca cao180.000
Cao su148.000
Gạo IR 50412.500
Cà phê125.600
Bơ sáp25.000
Sầu riêng Ri đẹp65.000
Điều40.000
Hồ tiêu119.000

[Xem tiếp]

Hỏi đáp

Bình Điền giải đáp các câu hỏi về việc sử dụng phân bón và phòng trừ sâu bệnh cho nhà nông.

Đặt câu hỏiXem câu hỏi

 

Tỷ giá Ngoại tệ

 


Top

TẢI ỨNG DỤNG CANH TÁC THÔNG MINH TẠI ĐÂY

(15/4) Ứng xử đúng với lúa vụ 3

Diện tích lúa vụ 3 ở các tỉnh đầu nguồn lại tăng mạnh và hiện có nhiều tranh cãi, nhất là những năm lúa mất giá như năm nay, về nên hay không nên trồng?

Trong nhiều năm nay, diện tích lúa vụ 3 ở các tỉnh ven biển ĐBSCL là ổn định, biến thiên trong khoảng 200.000 - 250.000 ha.

Lúa vụ 3 - mỗi người hiểu một cách

Thời vụ lúa ở các địa phương thuộc ĐBSCL chịu chi phối bởi 3 tác nhân: Mặn ven biển, lũ sông Mekong và phèn ở Đồng Tháp Mười, tứ giác Long Xuyên.

Do có nhiều tiểu vùng sinh thái khác nhau nên thời vụ sản xuất lúa cũng khác nhau và tên gọi từng mùa vụ cũng khác nhau không những trong dân chúng, trong giới khoa học mà ngay cả trong cơ quan quản lý nhà nước.

Theo Tổng cục Thống kê, ĐBSCL có 3 vụ là đông xuân, hè thu và vụ mùa. Thế nhưng thuật ngữ trên lại không phổ biến, các Sở NN-PTNT trong khu vực chia mùa vụ nhỏ hơn: vụ đông xuân, vụ xuân hè (còn gọi là hè thu sớm), vụ hè thu và vụ thu đông.

Lại thêm thời tiết ĐBSCL không có 4 mùa xuân, hạ, thu, đông như các tỉnh phía Bắc mà chỉ có mùa khô và mùa mưa nên người ta còn gọi bằng số, với các tỉnh duyên hải thì vụ hè thu là vụ đầu tiên trong năm nên được gọi là vụ 1, sau đó vụ đông xuân là vụ 3 (vụ mà Tổng cục Thống kê gọi là vụ mùa). Các tỉnh còn lại thì gọi vụ đông xuân là vụ 1, hè thu là vụ 2 và thu đông là vụ 3.

Thuật ngữ lúa vụ 3 hiện có 2 cách hiểu.

Các cơ quan quản lý thuộc các Sở NN-PTNT thì lúa vụ 3 bao gồm lúa vụ đông xuân của các tỉnh ven biển và lúa vụ thu đông các tỉnh đầu nguồn sông Mekong.

Thông thường (bao gồm cả các nhà khoa học và quản lý không chuyên sâu) thì gọi lúa vụ 3 chỉ là vụ lúa thu đông phần lớn nằm ở 3 tỉnh đầu nguồn sông Mekong là Đồng Tháp, An Giang và Kiên Giang.

Trong nhiều năm nay, diện tích lúa vụ 3 ở các tỉnh ven biển là ổn định, biến thiên trong khoảng 200.000 - 250.000 ha. Trái lại, diện tích lúa vụ 3 ở các tỉnh đầu nguồn lại tăng mạnh và hiện có nhiều tranh cãi, nhất là những năm lúa mất giá như năm nay – nên hay không nên trồng lúa vụ 3?

Ứng xử đúng với lúa vụ 3
Thu hoạch lúa vụ 3 ở ĐBSCL. Ảnh: Lê Hoàng Vũ

 

Những lợi thế của lúa vụ 3

Theo Cục Trồng trọt, năm 2005, diện tích lúa thu đông (vụ 3) ở ĐBSCL là 472.430 ha, trong đó vùng duyên hải và vùng thượng nguồn tương đương nhau.

Năm 2010, diện tích này tăng lên 511.535 ha và đến năm 2013 lên 818.888 ha với phần tăng chủ yếu ở 3 tỉnh Đồng Tháp, An Giang và Kiên Giang.

Động lực tăng diện tích lúa vụ 3 chủ yếu từ các lợi thế của vụ này so với vụ hè thu như là gieo sạ vào mùa mưa nên không lo bị hạn, thu hoạch vào mùa khô nên chất lượng lúa cao hơn, dễ thu hoạch, giảm chi phí phơi sấy, năng suất cao hơn và thường bán được giá cao hơn bởi ngoài bán lúa thương phẩm thì còn là nguồn cung chủ yếu cho 200.000 tấn lúa giống sản xuất vụ đông xuân.

Từ năm 2013 về trước, khi lúa gạo còn dễ bán và bán được giá cao thì lợi nhuận trồng lúa vụ 3 là không phải bàn cãi. Khảo sát năm 2011 của Viện lúa ĐBSCL cho thấy năng suất bình quân lên tới 4,2 tấn/ha (lúa khô 14%), có đến 91% hộ nông dân trồng lúa vụ 3 cho lợi nhuận khá, 8% hòa vốn và chỉ 1% lỗ.

Ngay cả việc làm nghèo đất như lo sợ của các nhà khoa học thì vẫn chưa có bằng chứng thuyết phục bởi những địa phương này đã có quy ước là cứ 3 năm xả lũ một lần để nhận phù sa và vệ sinh đồng ruộng.

Mặt khác thí nghiệm dài hạn về NPK của Viện Lúa ĐBSCL từ năm 1986 đến nay (không hề cho nước lũ vào) thì chỉ khi không bón phân lân năng suất mới giảm dần, còn nếu bón đầy đủ NPK năng suất vẫn không thay đổi theo thời gian.

Thiệt hại lớn nhất cho lúa vụ 3 được ghi nhận vào năm 2011, khi lũ nhấn chìm 7.573 ha, nhưng đây cũng là con số nhỏ vì chỉ chiếm 1,2% diện tích.

Ứng xử thế nào?

Vào lúc cung vượt cầu, lúa gạo mất giá như hiện nay việc giảm diện tích lúa nói chung và lúa vụ 3 ở ĐBSCL là cần thiết nhưng giảm bao nhiêu và giảm như thế nào là cần phải tính toán.

Tất nhiên không có ai cực đoan nghĩ đến việc bỏ hẳn 800.000 ha lúa vụ 3 nhưng việc xác định khoảng 500.000 - 600.000 ha như năm 2010 cho nhu cầu thương mại nội địa và giống cho vụ đông xuân kế tiếp là bền vững.

Cách làm dễ nhất là giảm khoảng 200.000 ha ở 3 tỉnh đầu nguồn bởi hầu hết diện tích này nằm trong đê bao, chỉ cần nhà nước ra thông báo năm nay sẽ xả lũ thì không một nông dân nào dám mạo hiểm.

Thế nhưng không làm lúa vụ 3 thì hàng chục vạn lao động làm gì?

Châu Phú (An Giang) là vùng đất ngập sâu trước khi có lúa vụ 3 đã từng có phương án trồng 1 vụ lúa 2 vụ màu nhưng phương án vẫn nằm mãi trên giấy bởi không được thực tế chấp nhận.

Đồng Tháp Mười từng có khoảng 50.000 ha rừng tràm nhưng nay chỉ còn độ 5.000 ha, số diện tích rừng từng là “sấu gầm, cọp thét” đấy đã được chuyển sang trồng lúa 2 vụ.

Diện tích tràm thu hẹp bởi kỹ thuật xây dựng đã chuyển qua ép cọc bê tông thay cho cừ tràm. Nếu có chính sách tốt thì chỉ cần 1 năm, rừng tràm lại hồi sinh và ít nhất giảm được gần 100.000 ha lúa gieo trồng.

Tiền Giang, Vĩnh Long có khoảng 55.000 ha lúa xuân hè, đây là diện tích gây nên bất lợi cho cả ĐBSCL vì nhờ nó mà sâu rầy ẩn mình lưu cữu. Cần có nghiên cứu cụ thể để rút chuyển đổi.

Cây ngô có thị trường nội địa rất lớn nhưng rất khó để trồng rộng rãi với diện tích lớn ở ĐBSCL bởi hệ thống canh tác, cơ sở hạ tầng, tập quán, lao động cho cây lúa nước không thể song hành với cây trồng cạn.
Nên chăng có quy hoạch, dịch chuyển cơ cấu cây trồng và phân bổ đầu tư cấp quốc gia để ĐBSCL vẫn phát huy được lợi thế vớicây lúa nước.

 

Theo Quang Ngọc - báo Nông Nghiệp Việt Nam
Hotline 1900 6613 Chat với chúng tôi qua Messenger Chat với chúng tôi qua Zalo Fanpage Bình Điền BFC Kênh Youtube Bình Điền BFC