Câu hỏi giao lưu khán giả "đồng hành chia sẻ " Kỳ 71 VTV Cần Thơ
CÂU HỎI GIAO LƯU KỲ 71
CHƯƠNG TRÌNH ĐỒNG HÀNH VÀ CHIA SẺ
CHỦ ĐỀ:BÓN PHÂN ĐÓN ĐÒNG LÚA ĐÔNG XUÂN
THỜI GIAN TỪ: 20 ĐẾN 21h10’ GIỜ NGÀY 25/12/2011 (8/01/2012)
STT |
HỌ TÊN & ĐỊA CHỈ |
CÂU HỎI GIAO LƯU |
CÂU TRẢ LỜI |
NGƯỜI TRẢ LỜI |
1 |
Ông: Nguyễn Văn Đượm 168A tổ 6 - Ấp Kinh Giửa- Hòa Hưng – Giồng Riềng – Kiên Giang ĐT: 0916133674 |
Vụ Đông Xuân là vụ lúa chính trong năm, cho năng suất và chật lượng cao nhất,nhưng vhọn thời điểm bón phân đón đòng là cực kỳ quan trọng, tạo số hạt chắt trên bông nhiều. Nhưng các nhà khoa học khuyến cáo có nhiều cách bón khác nhau: 1/- Cắt nước giửa vụ giúp bộ rể khỏe đưa nước vào và bón. 2/- Nhìn trời nhìn đất nhìn cây 3/- 2/3 lúa ngã màu vàng thì bón 4/- Trừ hao ngược 50 ngày tùy giống. 5/- Đòng dài 1mm thì bón 6/- Đúng loại phân số lượng cây cần 7/- Tăng giảm Đạm và Kali theo màu xanh của lúa. Xin hỏi các ý trên tôi loại bỏ ý nào, hay áp dụng tổng hợp các ý trên ? xin giải thích rỏ lợi ích các ý trên ? |
Các ý kiến trên đều tổng kết từ kết quả nghiên cứu khoa học và từ thực tiển.Thường khuyến cáo cho các nông dân đã có nhiều kinh nghiệm trong nghề .Nhưng để đơn giản hơn bạn dựa vào thời gian sinh trưởng của cây lúa để tính thời gian bón đón đòng.Nếu trong vụ đông xuân giống có thời gian sinh trưởng 95 ngày (từ gieo cho đến lúc lúa làm đòng có khoảng 40 ngày từ làm đòng cho đến lúc chín gặt được là 55 ngày).Bạn trừ lùi đi 55 ngày, vì giống có thời gian sinh trưởng ngắn như vậy thì sau khi làm đòng cho đến lúc lúa chín chiếm khoảng 55 ngày.Sau khi bón thúc 2 đợt để lúa đẻ nhánh thì khoảng 38-40 hay 45 ngày là thời gian bón đón đòng.Nếu bón chậm hơn là bón nuôi đòng.Bạn cần làm theo số lượng phân cần bón và loại phân bạn dùng để bón cho lúa 3 đợt.Đợt bón đón đòng hay nuôi đòng cần giảm lượng đạm và lân, tăng cường kali theo số lượng được khuyến cáo.Dĩ nhiên khi bạn bón phân mỗi đợt bạn cần quan sát màu sắc lá,tình trạng ruộng lúa của bạn và áp dụng cho linh hoạt, không cứng nhắc,làm quen thì chỉ cần quan sát bằng mắt là bạn có thể quyết định thời gian bón, số lượng phân cần gia giảm.Bạn không nên câu nệ vào màu vàng có thể nhận thấy được để bón phân.Bạn chú y là, thời gian sinh trưởng của lúa rất ngắn nên phải cung cấp dinh dưỡng kịp thời để cây lúa có điều kiện chuyển từ giai đoạn này sang giai đoạn kia được thuận lợi thì năng suất lúa mới cao. |
GSTS.Mai văn Quyền |
2 |
Ông: Nguyễn Chí Nguyện Ấp Kinh Giửa – Hòa Hưng – Giồng Riềng – Kiên Giang ĐT: 01668085658
|
Hiện tại ĐBSCL bà con canh tác lúa mổi người một cách khác nhau, một năm thường 2 vụ lúa hoặc 2 lúa 1 màu hay 2 lúa một cá . Nên lượng dinh dưỡng trong đất cũng khác nhau, vậy bón phân đón đòng cực kỳ quan trọng. Vậy theo 3 hình thức trên thời điểm bón phân và liều lượng ra sao? Cách canh tác nào có hiệu quả cao nhất ? |
Cách bạn nói chúng tôi gọi là cơ cấu của hệ thống canh tác.Mỗi hệ thống có ưu và nhược điểm riêng.Nếu tính hiệu quả kinh tế thì hệ thống 2 lúa 1 màu và 2 lúa 1 cá có hiệu quả hơn cả về thu nhập và bảo vệ độ phì nhiêu của đất.Tuy nhiên hệ thống 2 lúa có thể đất không chủ động được nước hoặc 1 lý do nào đó mà không canh tác thì vẫn có ưu thế là đất được nghĩ.Nếu đất bị ngập 3 tháng chẳng hạn thì đất lại có thêm phù sa, vẫn có lợi cho vụ sau.Ta đang nói bón phân đón đòng cho lúa đông xuân thì chỉ cần tập trung về thời gian và liều lượng phân cho đợt này.Do lúa ngắn ngày nên các đợt bón phân rất gần nhau.Ví dụ đợt 1 bón sau sạ 8-12 ngày, đợt 2 bón lúc 18-22 ngày và đợt bón đón đòng sẽ là 38-42 ngày, có thể 45 ngày .Phân bón nặng 2 đợt đầu, đợt 3 này bón ít lại nhưng tăng lượng kali lên.Ví dụ, nếu bạn dùng phân Agrotain lúa 1 bón đợt 1 là 13-15 kg/1.000m2, đợt 2 bạn bón 14-16 kg/1.000m2 thì đợt 3 bạn bón 8-12 kg Agrotain lúa 2/1.000m2.Trong 2 loại phân này công ty đã phối trộn tỷ lệ N;P:K hợp lý, bạn cứ thế mà bón thì rất yên tâm |
GSTS.Mai văn Quyền |
3 |
Ông:Nguyễn Viết Năm Ấp : Xuân Hương – Thạnh Đông – Tân Hiệp – Kiên Giang ĐT: 01636988003 |
Lúc đầu lúa 55 ngày thì trổ đều, sau nầy thì 60 ngày trở lên mới trổ đều vậy có phải là do biến đổi khí hâụ như các nhà khoa học nói không ? |
Nếu lúa 55 ngày đã trổ đều thì giống đó cực ngắn, thời gian sinh trưởng chỉ khoảng 80-82 ngày thôi, còn các giống lúa có thời gian sinh trưởng 90-95 ngày hay 100 ngày thì lúa không thể trổ đều vào lúc sau sạ 55 ngày được.Nếu lúa có thời gian sinh trưởng khoảng 90 ngày,thì khi lúa trổ đều phải là 60-65 ngày.Bạn xem lại giống lúa của bạn đã trồng là loại lúa chín cực sớm hay lúa bình thường.Lúa chín 80 ngày rất khó làm, nếu sơ suất thì năng suất sẽ bị giảm do không cung cấp kịp dinh dưởng cho lúa.Biến đổi khí hậu có ảnh hưởng đến một phần về thời gian sinh trưởng của cây lúa.Nhưng xét trong mấy năm qua ở Miền nam chưa có tình trạng làm cho lúa trổ sơm hay chậm đến mức như vậy. |
GSTS.Mai văn Quyền |
4 |
Ông: HỪnh Xuân Hội 169 Ấp: An Hiệp – Long An – Long Hồ - Vĩnh Long ĐT: 0706288250 |
- hiện tại vụ lúa Đông Xuân nầy bị chuột phá hại nhiều, sau khi bón phân đón đòng 3 ngày tôi cho nước vào ngập 3 tất để hạn chế chuột gây hại, làm như vậy có ảnh hưởng đến đòng lúa không ? - Cách quản lý nước trong giai đoạn lúa làm đòng như thế nào là hợp lý nhất ? |
Cho nước ngập 3 tấc, tương đương với 30cm, nghĩa là đối với các giống lúa đang dùng thì mực nước này hơi cao.Bạn có thể hạn chế được chuột phá lúa, nhưng cũng làm cho lúa yếu cây.Thường thì khi cần hạn chế lúa đẻ chồi lai rai ta rút bớt nước cạn 5-7 ngày.Nhưng trên thực tế bà con gieo sạ trên 100 kg thóc/1 ha thì chỉ cần ăn các bông chính là đủ.Nếu bà con gieo từ 150 kg trở lên thì lúa hoàn toàn không đẻ được ( có đẻ nhưng các chồi này ít thành bông, trừ những chổ mất cây thì cây lúa đẻ mời thành bông.).Trường hợp này rút nước để lúa cứng cây hơn là hạn chế đẻ chồi.Khi lúa có đòng cần để nước xăm xắp ( 5-8cm) với điều kiện là mặt ruộng san phẳng đều nhau.Lúc lúa sắp trổ nếu yếu cây thì lại rút nước cho lúa cứng cây.Nếu không thì để mực nước xăm xắp vẫn yên tâm.Khi lúa đỏ đuôi, chín đều thì rút nước phơi ruộng để lúa chín nhanh và gặt máy tiện lợi. |
GSTS.Mai văn Quyền |
5 |
Ông: Lý Minh Trí 296 Ấp: C1 – Thạnh Trị - Thạnh Trị - Sóc Trăng ĐT: 0796277734 |
- Bón phân đón đòng theo cách không ngày không số, thì bón liều lượng như thế nào và cách nhận biết cây lúa hấp thụ phân như thế nào ? - Bón phân Đầu Trâu qua nhiều năm có bị chay đất hay không ? |
Phương pháp bón phân không ngày, không số là dựa vào trình độ nhận xét của người trồng.Những người có kinh nghiệm thì làm việc này tiện lợi.Nếu bạn làm được theo cách này thì liều lượng phân bạn tự điều chỉnh được.Bạn căn cứ vào màu sắc lá lúa để quyết định lúc nào thì bón và cần gia giảm như thế nào cho phù hợp.Nhưng trường hợp bạn chưa nắm vững kỹ thuật này thì tốt nhất bạn làm theo khuyến cáo của kỹ thuật và cũng cố gắng sử dụng kinh nghiệm của bản thân và dựa vào quan sát các vụ trước để gia giảm phân cho phù hợp.Nói chung từ sau gieo cho đến lúa được 20-25 ngày cần cây lúa khõe và đẻ chồi thật nhiều, nhanh( Nếu bạn gieo thưa, còn nếu bạn gieo dày thì bón phân là chủ yếu làm cho cây lúa khõe,thân cây mập,nhưng cứng cáp để sau này làm đòng thuận lợi).Lúc này bạn bón nhiều phân N và P hơn để đạt được mục tiêu đó.Từ lúc 40-45 ngày lúa bắt đầu làm đòng nên cần bón phân đón hoặc nuôi đòng cho bông lúa to, khõe.Nếu bạn thấy cây lúa lá to, mềm, yếu cây là thừa phân.Nếu cây lúa bộ lá kém phát triển, lá có màu vàng, gân lá nổi lên, buổi sáng có sương mà lá lúa vẫn thẳng, cứng thì đó là hiện tượng thiếu phân, bạn lại bổ sung thêm phân.Bạn bón phân hóa học lâu ngày nhưng bón đúng liều và đúng chủng loại, cộng thêm lớp rạ hay ít nhất là gốc rạ được vùi vào đất thì bạn không sợ chai đất hay hỏng đất.Đấy là kết quả nghiên cứu của viện lúa Quốc Tế IRRI đã kết luận, bạn đừng lo. |
GSTS.Mai văn Quyền |
6 |
Ông: Lê Văn Điều 158/4 Ấp: Xóm Chòi – Kế An – Kế Sách – Sóc Trăng ĐT: 0977444045 |
1/- bón phân đón đòng thời điểm nào là hợp lý nhất, bón loại gì bón Đầu Trâu lúa 2 có được không ? có cần kết hợp với loại phân nào khác nữa không ? 2/- Giai đoạn nầy nếu có thừa phân thì lúa có bệnh không ?Thời điểm nầy loại bệnh nào dễ phát triển ? Nếu có thì nên phòng hay nên trị ? |
Nếu bạn trồng lúa ngắn ngày khoảng 90-95 ngày thì bón đón đòng sẽ là lúc sau sạ khoảng 38-45 ngày.Số ngày dao động như vậy để bạn tiện lập kế hoạch, chậm hay sớm 1-2 ngày không sao.nếu bạn dùng phân Đầu Trâu Agrotain lúa 1 và 2 hay Đầu Trâu TE-01 và 02 thì bạn dùng phân có số 2 để bón đón đòng là đúng theo khuyến cáo của công ty rồi.Nếu bạn đã dùng phân Đầu Trâu bón đúng loại và đúng lượng thì bạn không nên bón thêm bất cứ loại phân nào khác.Bạn bón sẽ bất lợi đấy.Giai đoạn làm đòng mà thừa phân thì vẫn có sâu và bệnh đấy.Đó là sâu cuốn lá, đục thân và rầy nâu, còn bệnh là đạo ôn, khô vằn đều có nguy cơ đền gây hại.Vì vậy bạn chớ tham bộ lá tốt mà bón thêm Ure hay DAP chỉ thêm thiệt hại thôi.Nếu bạn bón phân đúng theo khuyến cáo thì không sợ mật số sâu bệnh nhiều, khi sâu bệnh có ít thì không cần phun xịt.Nhưng khi phát hiện cáo các loại sâu bệnh diễn ra đến ngưỡng phải trừ thì bạn cần phải trừ.Không nên phun phòng. |
GSTS.Mai văn Quyền |
7 |
Ông: Võ Quách Toàn Mỹ Tường A- Mỹ Quới – Ngã Năm - Sóc Trăng ĐT: 01278928382 |
Bón phân đón đòng thì dùng Đầu Trâu Lúa 2 hay 20-20-15 thì cái nào hiệu quả hơn ? 30 ngày cắt nước cắt phân, 10 ngày sau bơm nước lên chuẩn bị đón đòng thì có hiệu quả không ? |
Nếu bạn đã bón cặp phân Agrotain 1 lúa và Agrotain lúa 2 hay Đầu Trâu TE-01 và TE-02 thì bạn dùng phân số 2 của 2 cặp này để bón đón đòng.Còn nếu bạn dùng phân đơn vị dụ,Ure, super lân để bón thì đợt này bạn dùng 20-20-15+TE của Đầu Trâu bón đón đòng vẫn tốt.Nhưng bạn chú ý là trong phân này hàm lượng N và P cao bằng nhau và cao hơn kali nên lượng bón cần giảm để lá không bị bốc, hấp dẫn côn trùng đấy.Nếu bạn chủ động được tưới tiêu thì bạn cắt nước cắt phân từ 27-35 ngày rồi cho nước vào bón đón đòng là rất tốt. |
.GSTS.Mai văn Quyền |
8 |
Ông: Nguyễn Minh Trí Ấp: Mỹ Tân – Mỹ Bình Ngã Năm – Sóc Trăng ĐT: 01634063056 |
Tôi sạ giống OM 6976 được 3 năm nay, đợt nầy thì nên đón đòng lúc 45 ngày hay 50 ngày, bón bao nhiêu kg/công ? |
Giống lúa này có thời gian sinh trưởng khoảng 95 ngày.Bạn bón đón đòng bắt đầu từ 40 ngày cho đến 45 ngày.Tại sao như vậy, nói đón đòng là bón khi cây chuẩn bị làm đòng cho đến khi đòng dài khoảng 1-2mm.Bón lúc này để cây lúa hút thêm thức ăn làm cho đòng phát triển thuận lợi.Khi cây phân hóa đòng phải theo từng bước: phân hóa gié hoa trước, trên mỗi gié hoa lại tạo thành các hoa lúa, về sau là hột lúa.Số gié và số hạt quyết định trong giai đoạn này.Thường thì đợt bón đón đòng ít hơn đợt bón thứ 2 và nghiêng về kali nhiều hơn N và P.Nếu có vi lượng bón vào lúc này là rất tốt.Vì vậy, nếu bạn dùng phân Đầu Trâu để bón thì bạn bón loại Agrotain lúa 2 hay ĐT TE-02 , lượng bón dao động từ 8 đến 12 kg/1.000m2. |
GSTS.Mai văn Quyền |
9 |
Ông: Huỳnh Chí Hiếu 05 Ấp: Mỹ Thành – Mỹ Quới – Ngã Năm – Sóc Trăng ĐT: 0919143318 |
Tôi sạ 2 giống lúa OM 5976 và 6976, giống OM 5976 hiện đã giáp tán( 30 ngày tuổi), giống OM 6976 thì 2 ngày nữa mới giáp tán . Tôi dùng Đầu Trâu Agrotain lúa 1,lúa 2 thì nên bón bao nhiêu kg/công để đón đòng. Nếu bón 20kg/công. Chia ra 2 giai đoạn được không ? |
Hai giống lúa này có thời gian sinh trưởng không chênh lệch nhau nhiều.Thời gian bón đón đòng có thể bắt đầu từ 40 ngày cho đến 45 ngày sau sạ.Nếu bạn dùng phân Agrotain lúa 2 thì lượng bón chỉ nên dao động trong khoảng 10-12 kg.Bón 20 kg là quá nhiều.Nếu ruộng lúa của bạn bón như vậy mà tán lá còn kém thì có thể bổ sung 1-2 kg nữa thôi.Bón nhiều sẽ không tăng được hiệu quả lên, tốn tiền. |
GSTS.Mai văn Quyền |
10 |
Ông: Nguyễn Hữu Trí 878 Ấp: Trảng – TT Trần Đề - Trần Đề - Sóc Trăng ĐT: 0987739140 |
- Đất trồng lúa của tôi là loại đất phèn nhẹ, thoát nước tốt xin hỏi nếu bón phân Đầu Trâu thì bón như thế nào ? |
Phân Đầu trâu bón thích hợp cho cà trên đất phèn nặng và phèn nhẹ.Có 2 loại phân chuyên dùng cho lúa đang được bà con ưa chuộng, đó là ĐT TE-01 và TE-02, ĐT, cặp thứ 2 là ĐT Agrotain lúa 1 và Agrotain lúa 2,Bạn có loại nào thì bón theo loại đó, bón theo từng cặp.Ví dụ Agrotain lúa 1 thì dùng bón thúc 2 đợt đầu.Đợt 1 bón lúc lúa được 8-12 ngay, lượng bón từ 13-15 kg/1.000m2; đợt 2 bón lúc lúa được 18-22 ngày, lượng bón từ 14-17 kg/1.000m2.Thúc đòng bạn dùng Agrotain lúa 2 để bón, bón lúc lúa được 40-45 ngày, lượng bón dao động từ 8-12 kg/1.000m2.Bạn làm như vậy và không nên bón thêm bất cứ loại phân nào khác. |
GSTS.Mai văn Quyền |
11 |
Ông: Trần Văn Nên 82 Ấp: Mỹ Tây – Mỹ Quới – Ngã Năm – Sóc Trăng ĐT: 01234598544 |
Giai đoạn bón phân đón đòng xài phân hổn hợp 25-25-5TE có đủ dinh dưỡng không có cần bón thêm urê không ? |
Không biết 2 đợt trước bạn dùng phân gì để bón.Còn đợt bón thúc đòng cần giảm N và P, tăng cường kali.Nếu chổ bạn chỉ có loại phân này thì bạn bón liều ít lại và bổ sung thêm phân kali.Nế dùng loại phân này để đón đồng thì bạn chỉ cần bón 7-8 kg/1.000m2 và bổ sung 4-5 kg phân kali mới đủ.Vì nếu bạn bón nhiều hơn số lượng này mà không có kali thì lúa của bạn chỉ tốt lá, sâu bệnh sẽ đến thăm ruộng bạn nhiều, bạn dễ bị thất thu đấy. |
GSTS.Mai văn Quyền |
12 |
Ông: Võ Chí Tâm 03 Ấp: Tân Phước – Thạnh Tân – Thạnh Trị - Sóc Trăng ĐT: 01673795895 |
1/- Lúa tôi được 40 ngày tuổi, quan sát thầy màu lúa vừa phải, xin hỏi bón phân đón đòng với 7 kg Urê + 8kg Kali 60% thì thừa hay thiếu ? 2/-Thời điểm lúa từ lúc sạ đến 35 ngày, không bị đạo ôn lá, thời điểm 45 ngày đến lúa sắp trổ thì có bị đạo ôn lá không ? Nếu có thì xịt ngừa hay đợi thấy chầm kim mới xịt ? |
1/ Nếu trà lúa của bạn cảm thấy thei61u ăn thì bạn có thể bón đến 7 kg Ure.Nhưng nếu trà lúa bình thường thì bạn chỉ nên bón 5 kg thôi và cũng chỉ cần bón 5 kg kali là vừa.Nếu bạn cảm thấy không yên lòng bón cả 7 kg Ure thì cũng chỉ cần bón 6 kg phân kali là vừa.Bạn không cho biết 2 đợt bón thúc trước đây bạn đã bón phân gì nên tôi cũng chỉ khuyên bạn bón như vậy.Bạn phải tùy theo trà ruộng thực tế để quyết định.Tuy nhiên nguyên tắc bón đón đòng thì giảm lượng đạm xuống để tránh hấp dẫn sâu bệnh thăm lúa của bạn.Ta không cần phun phòng bệnh.Vì thuốc phun ra chỉ có hiệu lực mấy ngày thôi.Khi nào phát hiện có bệnh hảy phun.Còn đạo ôn thì nếu có nguồn bệnh thì sẽ xâm nhập, không cứ là lúc nào cả.Nói chung từ lúa con gái đến làm đòng đều có thể xâm nhập.Khi trổ thì cổ bông lại là nơi bệnh này thích xâm nhập |
GSTS.Mai văn Quyền |
13 |
Ông: Danh Dết 115 Ấp: 4 – Xà Phiên – Long Mỹ - Hậu Giang ĐT: 01658514342
|
Lúa OM 6976 đã được 47 ngày, khi tim đèn có 1-2 li thì tôi bón thứ phân : LiO Thái 8kg + 4kg Urê + 5kg Kali thì thấy lúa tốt cứng cây chắt hạt, xin hỏi bón như vậy có đúng không ? |
Phân Li0 Thái là hửu cơ khoáng, bạn bón mức như thế cũng không sao.Nói chung là được.Khi đòng lúa phát triển to nếu thấy lá mượt quá thì cần rút nước để hãm lại.Còn nếu không thì không sao bạn yên trí. |
GSTS.Mai văn Quyền |
14 |
Ông: Lê Văn Bình Ấp: Hòa Phụng – Hòa An – Phụng Hiệp – Hậu Giang ĐT: 0974839453 |
Lúa của tôi vừa trổ và chín đỏ đuôi thì tôi rải thêm phân urê 3kg /công, bón như vậy thì những hạt sát cậy có chắt thêm hạt hay không ? |
Khi lúa đã đỏ đuôi thì không nên bón phân vào ruộng.Bạn bón thêm 3 kg Ure lúc này là lãng phí, lá lúa có xanh thêm, và kéo dài thời gian chín của bông.Nhưng các hạt ở cậy cũng không chắc thêm vì rễ lúa lúc này quá già , không đủ năng lực để hút phân, vả lại tốc độ vận chuyển chất về hạt lúc này là vận chuyển chất đường bột.Lần sau bạn có muốn bón bổ sung nuôi hạt thì bạn bón cả đạm và kali và bón lúc lúa còn ngậm sữa bắt đầu vào chắc, đừng để lúa chuyển sang đỏ đuôi. |
GSTS.Mai văn Quyền |
15 |
Ông: Huỳnh Thanh Tòng Ấp: Sua Đủa Bé – Thạnh Xuân – Châu Thành A – Hậu Giang ĐT: 0939276573 |
Lúa tôi đón đòng nhưng màu xanh rất đậm, tôi có thể phun thuốc cỏ 2,4D có được hay không ? |
Màu xanh rất đậm là do quá thừa đạm và lân, bạn nên bổ sung thêm vài kg kali, không nên phun 2,4D.Vì đây là chất rất độc.Bạn nhớ là Mỹ thả chất độc có chứa Dioxin là có nguồn gốc của 2,4D; 2,45T.Ở liều thấp thì chất này trở thành chất kích thích cũng không nên dùng. |
GSTS.Mai văn Quyền |
16 |
Ông: Võ Việt Bá Ấp: Long hòa B – Long Thạnh – Phụng Hiệp – Hậu Giang ĐT: 07116284078 |
1/- Khu đất trồng lúa của tôi nằm trong đê bao khép kín, phù sa không vào được, với giông lúa OM 4900 thì cần phun và bón phân gì ? Thuốc gì để đất đủ dinh dưỡng ? 2/- Đối với 3 loại phân Đầu Trâu 005,007,009 thì phun ở giai đoạn nào là hợp lý. |
Đất của bạn vẫn thuộc loại đất phù sa, có nhiều sét và thịt.Do có đê bao nên phù sa mới không có nhiều.Nhưng hàng năm bạn vẫn giử lại gốc rạ và nếu vùi được rạ thì không thiếu chất hửu cơ, nên không sợ đất của bạn bị hư.Bạn chỉ cần bổ sung đủ chất khoáng là được.Bạn tím các loại phân có đủ NPK, trung và vi lượng để bón là sẽ yên tâm.Ví dụ bạn dùng phân chuyên dùng cho lúa như ĐT 97,98,99 hay ĐT TE-01, TE-02 hay agrotain lúa 1 và lúa 2 để bón thì có đầy đủ các chất như tôi đã nói.Bạn không cần tìm các chất khác để phun.Còn 3 loại bón lá ĐT 005,007 và 009 thì 005 phun lúc lúa còn con gái, 007 phun lúc chuẩn bị làm đòng và thời khỳ làm đòng, còn 009 phun lúc lúa đã trổ, nuôi hạt. |
GS TS.Mai văn Quyền |
17 |
Ông: Nguyễn Văn Tuấn 328 Ấp: 3 – Tân Mỹ - Ba Tri – Bến Tre Đt: 01685097179 |
Bón nuôi đòng và bón thúc đòng có mối liên hệ như thế nào ? Hiện nay Cty CP Phân Bón Bình Điên có loại phân nào hiệu quả cho việc đón đòng và nuôi đòng hay không ? |
Bón thúc đòng thường trùng với ý bón đón đòng, tức là bón sớm từ khi cây lúa chuẩn bị làm đòng, còn bón nuôi đòng là bón lúa lúa đang làm đòng.Người ta cũng có ý nói bón lúc này là thúc đòng, có nghĩa làm cho đòng lúa có thêm sức.Thời kỳ làm đòng kể từ lúc đỉnh sinh trưởng bắt đầu nhú lên rồi phân hóa gié sau đó là phân hóa hoa cho đến lúc trổ thường mất trung bình khoảng 30 ngày.Nếu lúa ngắn ngày và trời ấm thì có thể rút ngắn vài 3 ngày.Còn nếu trời lạnh thì kéo dài 3-5 ngày, có khi dài hơn như khí hậu mùa đông xuân ở Miền Bắc.Vì vậy cũng tùy vào thời tiết ấm, lạnh để xử trí cho phù hợp.Bình Điền có nhiều loại phân bón đón hay nuôi đòng tuyệt hảo như Đâu Trâu 99 hay 999, ĐT TE-02 hay Agrotain lúa 2 bón rất tốt. |
GSTS.Mai văn Quyền |
18 |
Ông: Trần Văn Che Ấp: 8 – An Hiệp – Ba Tri – Bến Tre ĐT: 0753761059 |
Ruộng lúa tôi trước khi giai đoạn đón đòng ở giai đoạn 32 ngày tuổi, tôi xiết nước đến 40 ngày vô nước lại. Đến 42 ngày thì bón phân đón đòng bằng phân Đầu Trâu TE 02 =12kg/công, đến 3 ngày sau ruộng khô nước, trên mặt ruộng xuất hiện một lớp ván mõng màu vàng cam – Xin hỏi đây là do nguyên nhân nào gây ra, có ảnh hưởng gì đến ruộng lúa không ? Biện pháp xử lý như thế nào ? |
Bạn xử lý ruộng và bón phân như vậy là phù hợp.Còn có váng màu vàng đó là trong phân có chứa chất Agrotain , chất này có màu vàng, chỉ sau mấy ngày là màu này cũng biến mất, nhất là khi bạn cho nước vào lại.Bạn yên tâm, chất này cũng có tác dụng diệt khuẩn nên không có ảnh hưởng gì đến lúa của bạn cả.Bạn không cần phải xử lý gì cả. |
GSTS.Mai văn Quyền |
19 |
Ông: Tần Văn Diễn Ấp: Lò Ngò – Hiếu Tử - Tiểu Cần – Trà Vinh ĐT: 0743.619425 |
1/- Khi lúa trổ gặp mưa thì lem lép hạt, còn lúa ở vụ Đông Xuân nếu lúa trổ gặp gió với cường độ mạnh thì có ảnh hưởng gì đến năng suất hay không ? 2/- Thời tiết vụ Đông Xuân rất thích hợp cho bệnh đạo ôn phát triển , do đó nêu dùng thuốc phổ rộng thì không không chế được bệnh đạo ôn, còn nếu dùng các loại thuốc đặc trị có gốc Tricyclazol thì dễ làm cho lá lúa bị cháy( Theo kinh nghiệm thực tế) mà lá đòng chính là lá nuôi hạt nếu cháy thì sẽ ảnh hưỡng ít nhiều đến hạt sau nầy do đó tôi muốn hỏi có loại thuốc đặc trị nào mà không có gốc Tricyclazol không ? 3/- Hiện nay tôi đang canh tác giống lúa 4900 đối với thời tiết vụ Đông Xuân thì ngoài dùng thuốc điều trị nấm ra, thì có cần cộng thêm thuốc trị vi khuẩn hay không ? và nếu sử dụng thuốc trị vi khuẩn thì nên phun vào thời điển lúa bao nhiêu ngày tuổi là thích hợp nhất ? Hay là đợi tới lúa có dấu hiệu bị vi khuẩn rồi mới phun ? Nhờ diễn giả cho biết thuốc nào trị vi khuẩn hiệu quả nhất ? |
Khi lúa trổ gặp mưa hay gió mạnh làm cho hạt phấn bị bay đi hay bị mất khả năng nảy mầm nên hoa lúa không thụ phấn thụ tinh được, làm cho hoa lúa bị lép.Vì vậy lúc lúa trổ có gió mạnh cũng gây ra hiện tượng như vậy.Cũng may là hoa lúa tự thụ ngay từ lúc bao phấn chưa thò ra ngoài nên mức độ bị lép do gió to cũng được hạn chế một phần.Nếu tỷ lệ lép nhiều thì có ảnh hưởng đến năng suất.
Với đạo ôn bạn thử dùng thuốc Katana 20SC ( dạng nước) hay Opus 75 EC xem sao. người ta dùng thấy tốt.Bạn chú ý pha đúng liều và phun lúc lá lúa không bị đọng nước.Bạn chỉ cần dùng thuốc trị nấm là được, thuốc này có thể phun phòng được, còn các thuốc trị vi khuẩn thì tôi chưa được khuyến cáo, không thể tư vấn cho bạn được.Bạn có thể hỏi cán bộ trạm Bảo vệ thực vật huyện Tiểu Cần chổ gần bạn để họ tư vấn cho.Nói chung thuốc phòng cũng chỉ có tác dụng trong thời gian ngắn, khi có nấm bệnh tấn công thuốc đã bị mất khả năng kháng thì vẫn bị nấm tấn công.Vì vậy cần theo giỏi ruộng thường xuyên hể có triệu chứng bệnh thì phun ngay là tốt nhất. |
GSTS.Mai văn Quyền |
20 |
Ông : Võ Chí Trần Ấp: 3 – Phong Thạnh – Cầu Kè – Trà Vinh ĐT: 01658282508 |
Tôi bón phân đón đòng lúc lúa 37 ngày tuổi và bón: 50kg Urê +DAP+ Kali/ha lúa có được hay không ? |
Bạn bón 50 kg Ure, nếu không thêm DAP là đã đủ chất đạm rồi.Không biết bạn bón thêm bao nhiêu kg DAP nữa.Nếu bạn cũng bón 50 kg DAP nữa thì lại thừa cả đạm và lân.Thường DAP bón thúc đẻ 2 đợt đầu là tốt nhất.Lúc đón đòng chỉ cần bón Ure và kali, kali có thể phải bón 50 kg/ha hoặc nếu lúa quá tốt thì tăng thêm kali.Lần sau bạn làm ơn đặt câu hỏi cho đầy đủ thông tin thì dễ tư vấn |
GSTS.Mai văn Quyền |
21 |
Ông: Phan Văn Toàn An Tháp- An Khánh-Châu Thành-Đồng Tháp ĐT: 01689063358 |
Tôi phun Filia lúa bị đỏ đầu và nhánh gié bị chết nhiều ,vì sao và phải làm gì để khắc phục? |
Filia 525EC là thuốc trừ đạo ôn do công ty Syngenta Viet nam sản xuất, thuốc có chứa chất Propiconazole, nếu phun quá nông độ có thể gây ra hiện tượng như bạn nói.Bây giờ lở ra rồi thì đành để cho nhánh nào chết thì để cho nó chết.Bạn cho nước vào và bón thúc thêm phân :Có thể DAP, nếu lúa mới bắt đầu làm đòng, liều bón khoảng 5-6 kg/1.000m2, lúa sẽ hồi phục.Bạn có đạm vàng 46A+ thì bón 4-5 kg/1.000m2, sau 1 tuần lúa sẽ hồi phục,Chắc là bạn sạ dày thì không lo mất cây. |
GSTS.Mai văn Quyền |
22 |
Ông: Nguyễn Văn Đức Hòa Định-Tân Hòa-Lai Vung-ĐồngTháp ĐT: 0914555485 |
Tôi bón phân đón đòng 7 kg 20-15 và 2 kg Kali, hiện giờ lúa tôi vẫn phát triển bình thường, xin hỏi tôi có cần bón phân rước hạt hay không? Nếu bón thì bón phân gì, liều lượng ra sao? |
Bạn bón 2 loại phân này: 20-20-15 và 2 kg kali/1.000m2 là vừa rồi.Từ nay đến lúc lúa trổ còn hơn 20 ngày nữa,bạn theo dỏi nếu lúa thiếu ăn thì bón rước hạt.Nếu lúa vẫn tốt thì không cần.Khi rước hạt bạn bón một trong các loại phân sau: 999, Đầu Trâu TE-02 hay Agrotain lúa 2, lượng bón chỉ cần 2-3 kg/1.000m2 là vừa.Nhưng gọi là rước hạt tức bón lúc lúa sắp trổ, còn bón nuôi hạt là bón lúc lúa trổ đều.Cả hai thời kỳ này bạn cũng quan sát trà lúa chớ có ý nghĩ là phải bón mà xem có cần bón hay không thì mới quyết định.Giả sử phải bón thì ưu tiên kali nhiều hơn đạm và lân. |
GSTS.Mai văn Quyền |
23 |
Ông: Nguyễn Văn Trung Ấp 4-Ba Sao-Cao Lãnh-Đồng Tháp ĐT: 0933080150 |
Bón phân đón đồng 5kg Ure + 5kg Lân + 5kg kali có được không? |
Về số lượng, 3 loại phân này là vừa.Sau đó bạn cũng cần theo dõi ruộng lúa, nếu cây đều và cây khõe thì không cần bón thêm phân. |
GSTS.Mai văn Quyền |
24 |
Ông: Nguyễn Thành Chí Dũng Ấp 1-Sa Rài-Tân Hồng-Đồng Tháp ĐT: 0907837919 |
Bón phân đón đòng, bón phân hổn hợp TE thì có được không? Vì TE có Đạm, Lân, Kali, Silic, Lưu Huỳnh. Lúc đòng 1 phân, thì sau khi bón đòng bao lâu thì lúa phát triển đòng? |
Thời kỳ làm đòng bắt đầu từ lúc điểm sinh trưởng nhú lên, bóc ra, mắt thường có thể nhìn thấy một điểm nhô lên, chưa thấy gì khác.Cho đến lúc lúa trổ phải mất 28-30 ngày nếu thời tiết như điều kiện nam bộ của ta.THời kỳ này bạn bón phân có đầy đủ đa, trung và vi lượng sẽ rất tốt.Thường sau khi bón khoảng 1 tuần thì lúa sẽ biểu hiện rõ là phân đã vào trong cây, chủ yếu là quan sát qua bộ lá, dạng cây.Thực ra sau bón 24 giờ thì một số chất dinh dưỡng đã vào rễ, lên thân và bẹ nhưng chưa biểu hiện rõ được mà phải qua lá, kết hợp với ánh sáng mặt trời tổng hợp thành chất hửu cơ nuôi cây thì mới thể hiện rõ. |
GSTS.Mai văn Quyền |
25 |
Ông: Phạm Văn Bài Bình Tốt B-Vĩnh Phú Tây-Phước Long-Bạc Liêu. ĐT: 0942069610 |
Tôi làm lúa theo quy trình 2 xanh 2 vàng, lúa 90 ngày. Xin hỏi bón phân đón đồng bao nhiêu thì tốt. Đất tôi vùng trũng tôi muốn giảm 10% Đạm tăng 20% Kali có được hay không? |
Thường bón phân đón đòng chỉ bằng 1/5 đến ¼ tổng số lượng phân bón cho cả vụ là vừa..Ví dụ bạn dự định bón 4 bao ure thường cho cả vụ lúa thì bạn bón đón đòng chỉ sử dụng 1 bao ure thôi.Nhưng bạn phải bón kèm kali, lượng kali bón đón đòng chiếm 2/3 số lượng kali bón cả vụ.Ruộng bạn trũng, nếu nước lưu cửu quanh năm thì bạn có thể giảm lượng phân đạm nhiều hơn thế mới đúng.Vì tôi không biết mức độ trũng và độ phì nhiêu trong ruộng của bạn.Vì vậy bạn quan sát bộ lá và bón từ từ.Nếu bón đợt 2 sau đó ruộng vẫn tốt xanh thì tốt nhất là không bón thêm đạm mà chỉ bón thêm kali thôi. |
GSTS.Mai văn Quyền |
26 |
Ông: Nguyễn Văn Cảnh 225-Ấp Cầu Đỏ-Vĩnh Lộc- Hồng Dân-Bạc Liêu ĐT:07812468638 |
Thời gian đón đồng là bao nhiêu để cây lúa phát huy tối đa khả năng trổ bông của cây lúa? |
Tùy thời gian sinh trưởng của cây lúa mà ấn định thời gian bón đón đòng hay nuôi đòng.Nếu lúa có thời gian sinh trưởng 95 ngày thì sẽ bắt đầu phân hóa sau sạ khoảng 40 ngày.Vì vậy thời kỳ bón phân đón đòng bắt đầu khoảng từ 38-45 ngày.Vì không phải cây nào cũng làm đòng cùng 1 lúc mà sớm hay muộn cách nhau hàng tuần.Có ruộng lúa khi cây đầu trổ bông cho đến cây cuối cách nhau khoảng hơn 10 ngày hay hơn thế.Bạn bón đủ phân đủ chất thì đòng lúa sẽ to,Đòng lúa to nay nhỏ còn phụ thuộc vào mật độ cây.Nếu mật độ thưa thì đòng cây sẽ to, mật độ dày thì đòng lúa sẽ nhỏ. |
GSTS.Mai văn Quyền |
27 |
Ông: Huỳnh Sua VĩnhLộc-Vĩnh Phú Đông-Phước Long-Bạc Liêu ĐT: 01682514978 |
Bón đón đòng dư Kali có bị gì không? |
Bón đón đồng cần nhiều kali ly hơn. Ở Đồng Bằng Sông Cửu Long, đất trồng lúa thuộc loại phù sa nên hàm lượng kali trong đất lúa đạt mức khá.Nếu chỉ cần năng suất lúa dưới 4 tấn/ha, thì không bón thêm kali vẫn được.Nhưng ta muốn năng suất lúa cao 7-8 tấn, vã lại hàng năm ta trồng 2-3 vụ lúa nên lượng kali tiêu tồn do lúa lấy đi cũng khá nhiều.Nhưng các thí nghiệm dài hạn cho thấy rằng chỉ cần bón thêm cho đất hàng vụ khoảng 1-2 bao kali là vừa.Bón thêm trên mức đó là không cần thiết.Vì vậy, bón thúc kali cho lúa bạn chỉ cần bón trên dưới 1 bao phân là vừa.Bón thêm kali, bón thừa , thậm chí bạn bón 3-4 bao kali không có hại gì cho cây lúa nhưng thừa kali trong nước ngầm cũng không tốt, và chỉ hại tiền vì ta phải mua kali bằng ngoại tệ |
GSTS.Mai văn Quyền |
28 |
Ông: Nguyễn Văn Dũng 417 Tổ 13-Khu Vực Tràn Thọ 1- Thốt Nốt- Thốt Nốt-TP.Cần Thơ ĐT: 07106512971 |
Thời tiết lạnh lúa chậm làm đòng. Xin hỏi cách bón phân thế nào để đòng to, bông dài, bón loại phân nào liều lượng bao nhiêu?
|
Đòng to và dài còn phụ thuộc mật độ gieo sạ .Nếu bạn gieo quá dày, ví dụ gieo trên 150 kg giống/ 1ha đã gọi là quá dày rồi.Trên 1 m2 có quá nhiều cây lúa thì bắt buộc thân cây phải gầy yếu vì bị che lấp ánh sáng và thiếu dinh dưỡng.Nhưng nếu bón thêm nhiều phân thì lại dễ bị lốp, đổ.Vì vậy,bón phân sẽ làm đòng to nhưng ta lại không thể bón nhiều phân được.Nếu bạn có chú ý thì trên một ruộng lúa sạ chỉ có các cây quanh ruộng, đầu bờ thì mới có bông to.Nhưng để có bông to ta phải bón phân cho lúa lúc còn nhỏ, sau đó tiếp bón lúc lúa làm đòng mới tốt.Còn nếu giai đoạn đầu bón ít đợi đến lúa làm đòng mới bón nhiều thì càng bị đổ, ngã mà đòng vẫn không to, vì như vậy được coi là bội thực.Đạm và lân sẽ quyết định cây lúa to hay gầy.Nhưng 1 vụ lúa bạn cũng chỉ nên bón đến 4 bao Ure là vừa,Với số phân này thì thời kỳ làm đòng bạn cũng chỉ nên bón khoảng 1 bao thôi, còn 3 bao bón vào 2 thời kỳ trước.Nói như vậy để bạn có kết hoạch quyết định.Khi bạn bón phân NPK,công ty đã khuyến cáo lượng bón cho mỗi thời kỳ, bạn cứ như vậy mà làm là sẽ thành công. |
GSTS.Mai văn Quyền |
29 |
Ông: Dương Văn Thiện Trường Lợi-Trường Thắng-Thới Lai-TP.Cần Thơ ĐT: 01202898217 |
Người ta nói Kali Thái có pha trộn tăng thêm 10kg vậy có khác gì so với Kali nguyên chất ( sử dụng 5kg)? |
Đó là bạn nghe đồn vậy thôi.Còn Thái lAN cũng không có mỏ Kali riêng mà phải nhập, Chỉ có loại Kali muối tiêu ( Kali Cờ lorua mới có hàm lượng K20 đến 60%), chẳng có kali nào bên Thái pha trộn tăng thêm 10%.Khi họ bán, trên bao bì cũng có ghi, bạn cần chú ý để đừng bị lừa.Ta bón kali cho lúa phải dựa vào hàm lượng có ghi trên bao bì.Nếu kali của họ tăng thêm 10% có nghĩa là hàm lượng K20 ( nguyên chất) trong phân là 66% chứ không phải 60% thì tôi chưa thấy có. Vậy bạn cứ sử dụng như cán bộ kỹ thuật đã khuyến cáo là yên tâm nhất. |
GSTS.Mai văn Quyền |
30 |
Ông: Từ Phước Thiện Đông Giang A- Đông Bình-Thới Lai-TP.Cần Thơ ĐT: 01218181197 |
Có loại thuốc nào vừa trị được sâu lá,vừa trị được sâu ống hay không? Lúa có lá đòng dài thì ra bông có dài được như vậy không? Tôi phun thuốc Amistar top để phòng bệnh gãy cổ bông cho lúa trong lúc lúa đón đòng. Xin hỏi thuốc có còn tác dụng đến lúc lúa trổ hay không? |
Thuốc nào có tính thấm vào cây để sâu ăn phải sẽ bị độc ( loại nội hấp) thì có khả năng như vậy.Kích thước lá đòng dài hay ngắn chủ yếu do bản chất di truyền của giống quyết định.Lá đòng nằm ngang hay ôm lấy bông lúa cũng do giống quyết định.Khi bón phân nhiều lá đòng có dài và rộng ra thì bông lúa cũng có to và dài ra.Vì vậy cùng một giống khi bạn sạ dày 250kg/ha thì bông rất ngắn.Nhưng khi bạn cấy lúa theo khoảng cách 20x20cm, mỗi bụi 2-3 tép thì bông lúa rất to và dài hơn bông lúa mà bạn sạ 250 kg/ha.Nhưng đó là bông to hay nhỏ là do kỹ thuật canh tác, bạn cũng không thể làm cho bông to và dài vượt ra khỏi khả năng của giống đó.Bạn trồng 1 cây lúa ví dụ Nàng tây đùm với giống IR66 bên cạnh, cũng hưởng chế độ dinh dưỡng hay ánh sáng như nhau thì bông IR66 vẫn không thể to và dài bằng giống Nàng Tây đùm được.Hiểu như vậy để tùy giống để ta có kỹ thuật thích hợp khai thác thế mạnh của nó. Thuốc Mista 250SC do công ty Syngenta Viet nam sản xuất,, thuốc này ít độc, dùng để trừ bệnh đạo ôn, khô vằn, vàng lá, bệnh thán thư, thuốc chỉ có hiệu lực sau thời gian ngắn thôi.Nếu phun lúc làm đòng thì không thể kéo dài đến sau trổ được. |
GSTS.Mai văn Quyền |
31 |
Ông: Trần Văn Hùng 43/53A-Thới An A-Giai Xuân-Phong Điền-TP.Cần Thơ ĐT: 07106549460 |
Lúa tôi 33 ngày vì lúa lên tốt nên tôi tách lá bớt. Xin hỏi từ đây đến khi đón đòng có nên bón phân thêm hay không? |
Lúa bạn được 33 ngày là sắp bón đón đòng rồi,bạn tách bớt lá ( lá già), tách cẩn thận thì không hại đến cây.Như vậy là lúa của bạn quá tốt.Bạn có thể chờ đến khi lúa được 45-50 ngày, thấy lúa vẫn tốt như vậy thì vẫn bón nuôi đồng nhưng bón rất ít đạm mà chủ yếu là bón kali.Còn lúc đó lúa đã trở lại bình thường thì bạn có thể bón 3-4 kg Ure kết hợp 10 kg klai để bón.Còn nếu bạn có phân ĐT 999 thì bón 6-7 kg phân này.Nếu bạn có phân ĐT –TE02 hay Agrotain lúa 2 thì bón 1 trong các loại này với liều 7-8 kg/1.000m2 sẽ rất yên tâm |
GSTS.Mai văn Quyền |
32 |
Ông: Nguyễn Trọng Khôi Trường Thắng-Trường Thành-Thới Lai-TP.Cần Thơ ĐT: 0914929908 |
Trước khi bón phân nuôi đồng 3 ngày tôi phun phân bón lá Đầu Trâu 007, tôi thấy trên thị trường có dạng phân bón lá Đầu Trâu dạng nước có gì khác hơn phân bón lá mà tôi đang dùng? Khi lúa được 25 ngày tuổi một số người dân quê tôi dùng máy cắt sạch hết phần lá, chỉ còn lại phần thân, nếu làm như vậy thì có ảnh hưởng gì hay không? |
Dùng phân 007 để phun trong trường hợp trà lúa thấy đang thiếu ăn mà chưa đến kỳ bón phân thúc.Còn đã đến gần kỳ bón phân thúc thì ưu tiên bón phân thúc, chưa cần phun phân bón lá.Còn trên thị trường có loại phân cùng tên mà dạng lõng thì đó là loại phân pha sẵn để phun cho hoa lan, cây cảnh, dùng như vậy tiện cho khách hàng, vì lượng phun rất ít.Còn phun cho lúa cần nhiều nên dùng loại bột để pha thì tiện hơn.Tác dụng của 2 loại phân cùng tên thì không khác nhau. Lúa mới 25 ngày tuổi mà cắt bớt lá chỉ sử dụng trong trường hợp nhỡ tay bón quá nhiều phân thì có thể làm như vậy được, vì lúa 25 ngày là đang thì con gái, còn nhiều lá chưa đâm ra, nên khi cắt bớt lá thì các lá khác sẽ bung ra, bón đủ phân thì cây lúa vẫn sinh trưởng bình thường.Bạn cũng biết ở các ruộng nước sâu phải cấy mạ già, cây cao nên người ta phải cắt bớt ngọn mới đem ra ruộng cấy, mạ già thường 45-50 ngày tuổi.Nhưng đó là lúa địa phương có số lá trên cây nhiều và thời gian sinh trưởng dài, cảm quang nên làm như vậy là bình thường.Còn lúa của bạn không cần phải làm như vậy. |
GSTS.Mai văn Quyền |
33 |
Ông: Lê Phụng Sự Tấn Long-Tấn Mỹ-Chợ Mới-An Giang ĐT: 01689995697 |
Tôi định lúa sau 40 ngày mới bón phân đón đòng thì được hay không? Bón phân gì tốt nhất? |
Sau 40 ngày, ví dụ 45-50 ngày bón nuôi đòng vẫn được.Nếu trà lúa của bạn đủ phân cây vẫn sinh trưởng tốt, và bón lúc này gọi là nuôi đòng, vì lúa của bạn đã vào thời kỳ làm đòng rộ ( ví dụ lúa có thời gian sinh trưởng 90-95 ngày).Bón như vậy vẫn tốt, lúc này có đủ phân thì đòng lúa cũng sẽ to chủ yếu là hạt sẽ mẩy, tỷ lệ hạt chắc sẽ cao. Nhưng nếu bón quá muộn thì số hạt trên bông có thể bị giảm chút ít.Vì vậy tốt nhất là bón đúng liều, đúng thời kỳ để cây lúa sinh trưởng bình thường, bạn khỏi lo. Bạn vẫn dùng phân Ure và kali để bón.Nhưng tốt nhất bạn dùng phân trộn NPK chuyên dùng cho lúa.Ví dụ Agrotain lúa 2, ĐT –TE-02 hay 999 để bón theo chỉ dẫn của công ty |
GSTS.Mai văn Quyền |
34 |
Ông: Huỳnh Trưởng Thôn 306 Tổ 10-An Lương-Hòa Bình-Chợ Mới-An Giang ĐT: 01234391315 |
Tôi trồng lúa IR50404, lúa được 37 ngày, tính bón phân đón đòng, nhưng xé ra thì không thấy dấu hiệu đòng, vậy có để chờ đòng ra thì bón phân hay bón trước? Tôi nghe nói là “Bón phân không ngày không số, bổ sung chất Kahumix” vậy cách bón phân như thế nào và chất Kahumix có tác dụng như thế nào với cây lúa? |
Giống IR 50404 có thời gian sinh trưởng trên 90 ngày.vì vậy lúc này chưa có đòng, chờ mấy hôm nữa thì bạn mới có thể thấy gì trong đó.Bạn nên bón khi lúa được 40 hay 45 ngày, bón sớm cũng được.Nhưng như vậy bạn có thể bón tăng thêm chút ít thì có đủ phân cho cả thời kỳ làm đòng.Vã lại cây hút phân không phải chỉ có từ phân bón vào mà cả các chất có sẵn trong đất.Vì vậy nếu đất tốt thì chất dự trử sẽ nhiều, đất vẫn cung cấp dinh dưỡng cho cây khoảng 50%, có ít đâu.Bón phân có bổ sung chất K.Humix là phân có chứa kali và axit humix , trong axit Humix lai có chứa N, dạng N rất tốt, nên khi bón phân này bạn có cả kali và đạm.Hai chất này đi kèm nhau làm điều hòa việc hút đạm nên cây khõe.Phân này nếu dạng đặc bạn cứ rải như phân kali thường, nếu dạng lỏng thì bạn pha loãng ra rồi tưới vào ruộng theo liều chỉ dẫn của nhà sản xuất.Có điều vì lượng bón ít nên bạn chú ý để bón cho đều. |
GSTS.Mai văn Quyền |
35 |
Ông: Huỳnh Phú Hữu 306 Tổ 10-An Lương-Hòa Bình-Chợ Mới-An Giang ĐT: 01234391315 |
Mấy ngày nay tôi thấy các phương tiện truyền thông phản ánh tình trạng phân Kali giả, tức là trộn muối có phẩm màu. Xin hỏi làm cách nào để nhận biết hang giả, và nếu sạ phải loại phân giả này thì lúa bị ảnh hưởng gì? |
Trên thị trường có khi vẫn có phân kali giả do người ta hám lợi nên làm giả.Bạn cần chú ý không mua phân trôi nổi dọc kênh, dọc sông hay người đi bán dạo.Bạn đến đại lý chính thức để mua, chú ý bao bì còn nguyên.Dĩ nhiên bạn bón phân giả thì phần thiệt hại trước hết là tiền mất, mà tật mang, nếu họ trộn muối nhiều sẽ làm chết lúa từng mãng.Nhưng chủ yếu là lúa vẫn thiếu phân không sinh trưởng được bình thường thì năng suất thấp mà lại tốn tiền, tốn công.Nông dân mình còn nghèo nên nghe nói phân rẽ là mua ngay, đó là điểm yếu, nên bọn gian thương lợi dụng.Bạn nên hiểu câu nói” đắt nhưng xắt ra miếng”, chớ tham của rẽ. Đó là của ôi. |
GSTS.Mai văn Quyền |
36 |
Ông: Lê Anh Tuấn Hậu Hoa-Hậu Thành-Cái Bè-Tiền Giang. ĐT: 0907203744 |
Trong thời điểm bón phân đón đòng những đối tượng dịch hại nào tấn công cây lúa. Cách phòng trị như thế nào? Tôi nghe 2 ý kiến khác nhau là: khi bón phân đón đòng thì không cần bón phân Lân, một ý kiến khác là nên bón thêm Lân trong khi bón phân đón đòng. Xin các diển giả cho ý kiến về vấn đề này. Nếu bón phân đón đòng bằng Đầu Trâu Agrotain lúa 2 sẽ mang lại được những hiệu quả gì? Cách xác định thời điểm, loại phân , liều lượng để bón phân đón đòng là như thế nào?Cách xử lý nếu bón phân đón đòng thiếu và thừa phân như thế nào? |
Gọi là dịch hại tức là nói đến mật số sâu hay bệnh dày đặc tấn công ào ạt lên cây.Nếu côn trùng không mang bệnh thì việc chỉ phá hại cơ giới cũng đủ gây hại.Ví dụ châu châu đàn không mang nguồn bệnh nhưng ăn lá cây rất nhanh, chỉ cần một 2 tiếng đồng hồ là cả đám ruộng không còn lá.Rầy nâu hay rầy xanh cũng vậy.Đã là dịch thì khó đoán được.Chỉ có dự tính dự báo tốt thì mới biết trước được.Còn không thì khi chúng phá rồi mới biết.Vì vậy thời kỳ lúa làm đòng có năm rất an toàn, nhưng có năm gặp rầy nâu, đạo ôn hay sâu đục thân, sâu cuốn lá.Ta phải thăm đòng để biết và nghe dự báo sâu bệnh để có cách đối phó Cây lúa lúc nào cũng cần lân.Nhưng Do ta bón lót lân toàn bộ rồi nên lúc đón đòng không cần bón thêm lân là như vậy.Nhưng tốt nhất là phân chia lân ra bón cho các thời kỳ, nhưng lót và thúc sớm thì cần bón nhiều còn làm đòng thì bón ít lại sẽ tốt hơn cả.Trong phân Agrotain 1 hay 2 người ta đã phối trộn hợp lý tỷ lệ các chất, bạn chỉ đem ra bón không phải lo gì cả.Do phối trộn cân đối đầy đủ nên cây sinh trưởng tốt ít sâu bệnh xác định thời điểm bón đón đòng dựa vào thời gian sinh trưởng của cây lúa, lúa có thời gian sinh trưởng 90-95 ngày thì sau sạ khoảng 40 ngày là bắt đầu phân hóa đòng.Bón đón đòng là bón vào lúc từ 18-45 ngày.Nếu lúa có thời gian sinh trưởng 130 ngày thì sau sạ khoảng 70 ngày mới làm đòng, ta sẽ bón phân đón đòng vào lúc đó.Bạn chia tổng số phân ra, phần bón thúc trước làm đồng trên 2/3-3/4.Phần còn lại ít hơn để dùng cho đón đòng và chủ yếu là kali. Ví dụ bạn định bón cho lúa lá 4 bao ure, thì 3 bao dùng bón thúc 2 đợt đầu, còn 1 bao dùng bón thúc đòng cùng với kali.Nếu bạn có lân thì bón kèm khoảng 8-10 kg.Vì vậy sử dụng phân trộn NPK là tiện lợi hơn cả. |
GSTS.Mai văn Quyền |
37 |
Ông: Lê Văn Dũng Tân Thới-Tân Phú-Cai Lậy-Tiền Giang. ĐT: 0902698575 |
Cách nhận biết cây lúa để bón phân đón đòng cho hợp lý và đạt năng suất cao?Trong lúc bón phân đón đòng tôi chia ra làm nhiều đợt, xin hỏi nếu đợt đầu tôi nhận biết cây lúa có dấu hiệu thiếu phân thì tôi có nên bổ sung phân liền hay phải đợi đến đợt kế tiếp thì bón phân luôn? |
Nếu bạn nhận thấy cây lúa thiếu phân thì bạn phải bổ sung ngay.Xin nói là ta đang trồng lúa cải thiện, ngắn ngày, phàm ăn thì mới có năng suất cao.Từng giai đoạn cây lúa phải trải qua là rất ngắn.Để cho cây lúa thực hiện được chức năng của nó ta phải bảo đảm đủ điều kiện phân, nước cho kịp.Nếu chậm trể thì sẽ không tốt.Bạn không nên chia ra nhiều đợt làm như vậy sẽ mất công.Bạn chỉ làm như vậy khi đất của bạn là đất cát không giữ được nước, dễ mất phân.Còn đất có phù sa,tỷ lệ sét và thịt cao thì chỉ cần bón 3 lần là được. |
GSTS.Mai văn Quyền |
38 |
Ông: Trần Anh Tuấn Mỹ An-Mỹ Lợi A-Cái Bè-Tiền Giang. ĐT: 0736289271 |
Xin quý diển giả thống nhất thời gian đón đòng ở từng giống lúa cụ thể để cho bà con được rõ, tránh nhầm lẫn. |
Bạn cần dựa vào thời gian sinh trưởng cụ thể của từng giống lúa để quyết định thời gian bón phân đón đòng hay nuôi đòng. Nếu giống lúa của bạn có thời gian từ sạ đến chín, gặt được là 95 ngày.Thì từ gieo đến 40-45 ngày là lúa bắt đầu làm đòng. Các cây khõe có tuổi bằng nhau sẽ làm đòng trước.các cây cùng gieo nhưng bị dày quá, bị tranh ánh sáng và thức ăn thì làm đòng muộn hơn 3-5 ngày.Vì vậy bạn thấy cùng đám ruộng nhưng lúa từ lúc bắt đầu trổ cho đến trổ hết phải mất trên 1 tuần cho đến 10 ngày, có lúc bông này chín thì bông con hay cháu mới trổ.Cũng cách xác định như vậy với các giống có thời gian sinh trưởng khác.Bạn trừ lùi khoảng 50-55 ngày, nếu lúa bón thừa đạm hay trời hơi lạnh bạn trừ lùi 60 ngày còn lại là số ngày từ gieo đến bắt đầu làm đòng.Bón phân lúc lúa bắt đầu làm đòng gọi là bón đón đòng còn bón khi lúa đã có đòng thì gọi là bón nuôi đòng.Bạn thích cách gì thì làm theo cách ấy. |
GSTS.Mai văn Quyền |
39 |
Ông: Nguyễn Phú Hào 559-Mỹ Trinh A-Hậu Mỹ Trinh-Cái Bè-Tiền Giang ĐT:01683744272 |
Bón phân Kali nhiều ở giai đoạn đón đòng thì có giúp bông lúa to không? Thời tiết lạnh kéo dài có làm cho cây lúa chậm chuyển qua giai đoạn phân hóa đòng hay không? |
Bón phân kali nhiều vào giai đoạn làm đồng chủ yếu làm cho vận chuyển glucide về bông thuận lợi nên hạt sẽ tròn,mẫy, nặng hạt.Còn làm cho bông to hay nhỏ chủ yếu là đạm và lân.Kali có đóng góp một phần.chủ yếu kali đảm nhiệm về chất hơn về lượng.Đúng, thời tiết lạnh có làm cho sinh trưởng cây lúa kéo dài ra,bón quá nhiều đạm mà ít lân và nhất là kali cũng làm cho thời kỳ làm đòng chậm lại, thời kỳ chín cũng bị kéo dài và dễ bị sâu bệnh tấn công.Tuy nhiên chỉ có mức lạnh như ở Đà lạt hay mùa đông ở các tỉnh Miền Bắc tác động thì thời gian sinh trưởng mới kéo dài đáng kể, còn ở Đồng Bằng Sông Cửu long thì thời tiết gây kéo dài thời gian sinh trưởng không nhiều. |
GSTS.Mai văn Quyền |
40 |
Ông: Hồ Tấn Phát Phước Lộc B –Bình Phước-Mang Thít-Vĩnh Long ĐT: 0985942922 |
Kỹ thuật trồng lúa theo nguyên tắc 2 xanh 2 vàng là như thế nào? Xác định thời gian bón phân đón đòng theo thời điểm 2/3 diện tích lúa trên đồng chuyển sang màu vàng tranh thì bón phân.Đối với những loại lúa khác nhau, có thời gian sinh trưởng khác nhau thì bón phân áp dụng theo nguyên tắc này thì có mang lại hiệu quả không? Tôi chuẩn bị bón phân đón đòng thì lúa bị bệnh đạo ôn, nếu để trị đạo ôn xong rồi bón phân có làm ảnh hưởng đến năng suất lúa hay không, hay là cùng trị bệnh đạo ôn và bón phân cùng một lúc? |
Theo kỹ thuật 2 xanh, 2 vàng là dựa theo phản ứng sinh lý của cây lúa.Trước khi lúa làm đòng lúa hơi vàng và trước khi lúa trổ cũng chuyển vàng.Nhưng khi bạn bón nhiều phân thì các đợt vàng này không rõ.Vì vậy tốt hơn hết là bón theo thời kỳ sinh trưởng của cây lúa.Lúa có thời gian sinh trưởng 95 ngày thì từ gieo đến 40 ngày là bắt đầu làm đòng.Trong khoảng thời gian này cần cây lúa khõe để bước vào làm đòng thuận lợi bạn bón phân gọi là thúc đẻ.Nhưng trường hợp bạn sạ hơi dày hay dày quá thì khái niệm thúc đẻ không có mà chủ yếu làm cho cây lúa khõe. Nhưng bạn cần chia phân ra bón 2 đợt gọi là thúc đẻ đợt 1 và đợt 2.Còn ít hơn 1/3 lượng phân bón thúc đòng vào khoảng 40-45 ngày.Các giống có thời gian sinh trưởng khác nhau thì bạn chỉ cần trừ lùi lại khoảng 55 ngày.Lấy thời gian sinh trưởng trừ đi 55 ngày là thời kỳ làm đòng ( tính từ gieo đến). Nếu lúa đang bị đạo ôn thì cần phun xít 1-2 lần đã rồi bón phân thúc.Và hãm bớt lượng đạm lại |
GSTS.Mai văn Quyền |
41 |
Ông: Tống Hữu Quang Tổ 4-Phước Lộc B-Bình Phước-Mang Thít-Vĩnh Long ĐT: 0904231657 |
Làm thế nào để xác định được thời điểm bón phân đón đòng để lúa đạt được năng suất cao nhất? Lúc bón phân đón đòng nếu cây lúa dư hoặc thiếu phân thì cây lúa bị ảnh hưởng như thế nào? Tôi muốn chia ra 2 đợt bón phân đón đòng cách nhau 7 ngày để hạn chế việc dư thừa đạm có được hay không? Hiện nay có loại phân nào giúp lúa chống chịu với thời tiết lạnh hay không? |
Bạn cần xác định được thời gian cây lúa bắt đầu làm đòng để bón thúc đòng.Cách xác định như sau.Bất kỳ giống lúa có thời gian sinh trưởng dai hay ngắn như thế nào thì từ lúc bắt đầu phân hóa đòng đến trổ khoảng 28-30 ngày, từ trổ đến chín cũng khoảng 28-30 ngày ( Điều kiện ở Miền Nam).vậy ta sẽ trừ đi khoảng 55 ngày là ngày bắt đấu làm đòng.Như vậy cây lúa có thời gian sinh trưởng 95 ngày thì từ gieo đến 40 ngày là bắt đầu làm đòng.Bạn bón phân đón đòng có thể sớm hơn vài 3 ngày và muộn hơn vài 3 ngày. Nghĩa là thời gian bón đón đòng khoảng 38-45 ngày.bạn bón thiếu phân thì đòng lúa phát triển kém, quá thừa phân có thể bị lốp, nếu bị lôp bạn rút nước và bổ sung kali.Thậm chí phải cắt bớt là ( chưa ra lá đòng).Bạn nên có kế hoạch bón phân theo liều đã xác định.Như vậy bạn không cần chia phân ra nhiều lần để bón.Nhưng nếu bạn cẩn thận chia ra 2-3 lần để bón thì cũng bảo đảm cây không bị thiếu.Nếu để cho cây có biểu hiện thiếu phân thì nghiễm nhiên là cây ít nhiều cũng đã bị ảnh hưởng.Lạnh ở Miến nam không ảnh hưởng gì đến cây lúa.Nhưng bạn bón đầy đủ cân đối N:P:K thì đã làm tăng tính chịu lạnh cho lúa rồi. |
GSTS.Mai văn Quyền |
42 |
Ông: Võ Trường Giang Ấp Tích Phú-Tích Thiện-Trà Ôn-Vĩnh Long ĐT: 0939195345 |
Giống lúa IR 50404 bị chaý bìa lá,thiệt hại 2%, vậy để giống lại được không? Lúa 35 ngày, đòng khoảng 1,5mm bón 7kg 20-20-15 được hay không? Xử lý vôi vào thời điểm nào, trước xới được không, trước sạ được không? |
Nếu bạn muốn để giống lại giống lúa này thì gặt xong chỉ đập 2 cái, lấy những hạt đầu sàng phơi thật khô và trộn thuốc falisan tỷ lệ 1 kg cho 1 tấn lúa, cất lại có thể làm giống được.Nhưng nói chung là lúa bị bệnh thì không nên để giống.Trường hợp bạn không có giống khác thì để như vậy vẫn được Bạn bón phân 20-20-15 với liều 7 kg/1.000m2 thì được.Xử lý vôi nên làm vào lúc làm đất ,vùi vôi vào đất để khử độc cho đất.Còn khi ruộng lúa bị ngộ độc thì vẫn xử lý trực tiếp được, nhưng rút nước ra rồi rải vôi, sục bùn, sau 3-4 ngày lại cho nước vào. |
GSTS.Mai văn Quyền |
43 |
Ông: Nguyễn Văn Thọ Phú Thạnh B-Nhơn Phú- Mang Thích-Vĩnh Long ĐT: 0165996328 |
Tôi sạ giống IR50404 bón phân đón đòng lúc 35 ngày tuổi có sớm hay không?Tôi bón đón đòng phân Lio Thái có được hay không? |
Bón đón đòng lúc 35 ngày cho giống này hơi sớm.Nhưng không sao, Nếu bạn bón lượng phân nhiều thì phân còn tác dụng kéo dài về sau.Nếu bạn bón ít thì có thể bón bổ sung trước lúc lúa trổ.Phân Lio Thái là phân hửu cơ khoáng bạn có thể bón đón đòng được |
GSTS.Mai văn Quyền |
44 |
Ông: Lưu Huỳnh Nghị 32 Lung Đồng-Phú Lộc-Tam Bình-Vĩnh Long. ĐT: 01266870545 |
Tôi sạ giống lúa 6976, khi lúa đón đòng lá lúa đòng nằm ở mức thứ 4 ở bản so màu lá lúa, Tôi bón 7kg phân 16-8 thì có được hay không? |
Bạn bón đón đòng bằng phân 16-8-16 liều 7kg/1.000m2 là vừa.Nếu lúa không tốt lắm, bạn có thể nâng lên 8-10 kg vẫn không saoNhưng là phần 16-18-16 chứ không phải 16-16-8 đó nghe. |
GSTS.Mai văn Quyền |
45 |
Ông: Nguyễn Văn Thạnh Tân Mỹ-Tân Thành-Bình Tân-VĩnhLong. ĐT: 0977149146 |
Lúa loại 85 ngày, lúa được 25 ngày tuổi bón Đầu Trâu lúa chết nhiều, cấy giậm nhiều, bón phân như thế nào để đón đòng và thích hợp với giống lúa 85 ngày? |
Lúa có thời gian sinh trưởng 85 ngày, thì bắt đầu làm đòng lúc 35-38 ngày sau sạ.Bạn bón lúc 25 ngày sợ rằng bạn bón tập trung quá nhiều phân trong vòng 25 ngày nên lúa bị ngộ độc phân rồi chết một số cây.Không biết bạn đã bón thúc trước khi bón đón đòng là bao nhiêu phân.Bạn xem lại để rút kinh nghiệm.Bạn phải bón đón đòng lúc lúa của bạn được 35-38 ngày.Giống ngắn ngày như thế này bạn có thể giảm lượng phân xuống so vớí giống 90-95 ngày khoảng 10%.Thường giống có thời gian sinh trưởng 85 ngày ta gọi là lúa cực ngắn.Trồng giống loại này phải có kỹ thuật thật linh hoạt, nếu không dễ bị thất thu, phải chăm sóc nước và phân thật chu đáo. |
GSTS.Mai văn Quyền |