Phó Giáo sư- Tiến sĩ Phạm Văn Kim (Đại học Cần Thơ) khuyến cáo bà con nông dân cần gieo sạ đồng loạt trên cùng một cánh đồng vài trăm héc-ta, cách làm này là biện pháp để quản lý tốt rầy nâu. Ngoài ra, để quản lý rầy nâu có hiệu quả, ngoài việc sử dụng giống kháng, sạ thưa, cần sử dụng hợp lý phân đạm. Việc xử lý hạt giống là biện pháp rẻ tiền, dễ làm. Bà con nông dân cần biến việc xử lý hạt giống thành tập quán quen thuộc trong kỹ thuật canh tác lúa. Đồng thời, khi tiến hành xử lý hạt giống để phòng ngừa rầy nâu, bù lạch có thể sử dụng một trong những loại thuốc chuyên dùng xử lý hạt giống, ví dụ như Cruiser plus sẽ giúp cây lúa non có thuốc trong thân lá, khi côn trùng chích hút sẽ bị chết. Trong các trường hợp không xử lý hạt giống cần theo dõi các giai đoạn sau của cây mạ, có thể là 7 ngày, 15 ngày, 20 ngày sau sạ khi mật số rầy trưởng thành có từ 2- 3 con/tép thì cần tiến hành phun xịt ngay để ngăn chặn bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá.
Việc xử lý giống để ngừa rầy nâu, bù lạch đã có nhiều nông dân áp dụng thành công. Điển hình như anh Lê Văn Lành, ấp Vĩnh Trung, xã Vĩnh Trạch, huyện Thoại Sơn đã có nhiều kinh nghiệm sau hơn 4 năm sử dụng Actara để xử lý hạt giống ngừa bù lạch và một năm sử dụng Cruiser plus cho biết, trong những năm qua anh xử lý hạt giống bằng Actara đạt hiệu quả cao, phòng ngừa tốt bù lạch hầu như đến cuối vụ không phải phun xịt thuốc. Vụ hè thu 2005 anh xử lý hạt giống bằng Actara với liều lượng 2gr/20kg lúa giống và ruộng khác dùng Cruiser plus với liều lượng 10cc/40kg lúa giống, anh nhận thấy vào giai đoạn 8 ngày sau khi sạ bù lạch trưởng thành hầu như đã bị diệt hoàn toàn. Từ 15 ngày trở đi, tuy có xuất hiện bù lạch trở lại nhưng không đáng kể. Từ thực tiễn sản xuất anh rút ra kết luận: Nhờ xử lý hạt giống trong nhiều năm qua, nhất là trong giai đoạn mà, bù lạch không xuất hiện phá hại. Riêng vụ đông xuân 2005- 2006 do áp lực rầy nâu bộc phát, anh đã tích cực phòng trị kịp thời, nhờ vậy năng suất lúa vụ đông xuân đạt 7,7 tấn/ha. Ngoài ra anh còn cho biết thêm, để cho lúa non mọc khỏe còn tùy thuộc vào kỹ thuật ngâm ủ giống, Trước hết phải chọn hạt giống khỏe như dùng giống xác nhận từ Trung tâm Nghiên cứu sản xuất giống, chọn hạt giống khỏe có thể rút ngắn thời gian ngâm ủ, theo anh thời gian ngâm giống chỉ cần 24 giờ là tốt nhất (ngâm lúc sáng sớm hôm trước, sáng hôm sau vớt lên rửa sạch) tiếp tục ủ trong 12 giờ, sau đó lấy ngót bằng Actara hoặc Cruiser plus ủ tiếp trong vòng 12 giờ và tiến hành gieo sạ.
Với việc xử lý hạt giống bằng thuốc Cruiser plus, anh Lành còn nhận xét cây lúa khỏe hơn, cứng cây, đẻ nhánh tốt. Đây chính là do tác dụng có hiệu quả bởi hoạt chất Thiamethoxam đặc trị bù lạch và hoạt chất trừ nấm (Difenoconazole và Fludioxonil) có tác dụng trừ một số nấm bệnh trong hạt, giúp mầm mọc mạnh khỏe, mạ xanh, đẻ nhánh khỏe.
Nguồn: angiang.gov.vn
Phân chuyên dùng cho lúa: Đầu Trâu TE01, TE02 với các chất đa,
trung vi lượng và PenacP giúp lúa tăng khả năng chống chịu đạo ôn
và vàng lùn, lùn xoắn láCác tin khác
- Phân biệt các bệnh virus hại lúa và phòng trừ (02/05/2007)
- Vai trò các chất trung vi lượng có trong phân Đầu Trâu (Bài 1)
- Vai trò các chất trung vi lượng có trong phân Đầu Trâu (Bài 2)
- Bón phân hợp lý
- Vai trò của phân hóa học đối với cây trồng
- KỸ THUẬT BÓN PHÂN CÂY THANH LONG THEO HƯỚNG CANH TÁC BỀN VỮNG
- CẢI TẠO VƯỜN CAM QUÝT GIÀ CỖI (03/10/2007)
- Thâm canh thanh long vụ nghịch (08/10/2007)
- Kỹ thuật trồng và chăm sóc hồ tiêu
- Kỹ thuật chăm sóc sầu riêng
Bảng giá nông sản
Hạt mắc ca | 70.000 |
Ca cao | 180.000 |
Cao su | 148.000 |
Gạo IR 504 | 12.500 |
Cà phê | 125.600 |
Bơ sáp | 25.000 |
Sầu riêng Ri đẹp | 65.000 |
Điều | 40.000 |
Hồ tiêu | 119.000 |
Hỏi đáp
Bình Điền giải đáp các câu hỏi về việc sử dụng phân bón và phòng trừ sâu bệnh cho nhà nông.
Tỷ giá Ngoại tệ