Vai trò các chất trung vi lượng có trong phân Đầu Trâu (Bài 1)

Ngày nay, nói chung bà con nông dân đã nắm vững tầm quan trọng của việc sử dụng cân đối, hợp lý các chất dinh dưỡng đa lượng (đạm, lân, kali) trong việc bón phân cho cây trồng. Tuy nhiên với phân trung lượng (Ca, Mg, S) và các chất vi lượng (Cu, Zn, Fe,...) thì nhiều bà con vẫn chưa hoàn toàn nắm rõ. Nói một cách nôm na, các chất dinh dưỡng đa lượng đối với cây trồng như cơm, gạo... đối với con người, chúng rất cần thiết và không thể thiếu được. Còn vai trò các chất trung vi, lượng được ví như vitamin với con người. Nếu chỉ ăn cơm thì con người vẫn có thể sống được, nhưng nếu muốn chất lượng sống tốt hơn, sức khoẻ hoàn hảo hơn thì con người không thể thiếu vitamin. Chất trung, vi lượng cũng cần thiết như vậy đối với cây trồng. Đã từ lâu, Công ty Phân bón Bình Điền đã phối hợp cùng các Viện, Trường để xác định một cách toàn diện vai trò các chất trung, vi lượng và hàm lượng cần thiết cho mỗi loại cây và vào mỗi thời kỳ cụ thể. Đây là công việc khó khăn vì tính chất tinh vi, và phức tạp của việc nghiên cứu các chất với lượng rất nhỏ. Đặc biệt, từ khi tiên phong đưa ra thị trường các loại phân chuyên dùng thì việc đưa các chất dinh dưỡng trung, vi lượng vào phân bón Đầu Trâu có hiệu quả khác hẳn so với phân đối chứng (dù thành phần dinh dưỡng đa lượng của chúng không chênh lệch là bao). Để bà con phần nào hiểu được vai trò quan trọng của các chất trung, vi lượng. Bản tin Bình Điền đăng tải về các chất dinh dưỡng rất đặc biệt này. 1) Canxi (Ca): - Là thành phần của màng tế bào dưới dạng canxi pectate cần thiết cho sự phân chia tế bào được bình thường. - Giúp cho màng tế bào vững chắc, duy trì cấu trúc của nhiễm sắc thể. Hoạt hoá nhiều enzim. Đóng vai trò như một chất giải độc bằng cách trung hoà axít hữu cơ trong cây. a. Nhận diện triệu chứng thiếu hụt: - Các lá non của cây mới trồng bị biến dạng và có màu xanh lụa sẫm không bình thường. - Lá có hình đài hoa và quăn, các chồi tận cùng suy thoái. - Sinh trưởng của rễ bị suy yếu, cổ rễ thường gãy. - Chồi hoa rụng sớm, thân yếu. b. Biện pháp khắc phục: - Bón vôi hoặc CaSO4 trong trường hợp đất chua. - Phun Ca(NO3)2 nồng độ 0,75-1%. - Bón đôlomít 2) Magiê (Mg): - Là thành phần cấu tạo của diệp lục tố, có vai trò quan trọng trong quang hợp. Là hoạt chất của hệ enzim gắn liền với sự chuyển hoá hydratcarbon và tổng hợp axit nucleic. - Có vai trò thúc đẩy hấp thụ và vận chuyển lân của cây. Giúp đường vận chuyển dễ dàng trong cây. a. Nhận diện triệu chứng thiếu hụt: - Úa vàng ở phần thịt giữa các gân lá, chủ yếu ở lá già do diệp lục tố hình thành không đầy đủ, gây nên vết sọc hoặc vết không liên tục. - Lá nhỏ, giòn ở thời kỳ cuối và mép lá cong lên. - Ở một số loại rau có các đốm vàng lợt giữa các gân lá và các màu da cam, đỏ hoặc tía. - Nhánh yếu và dễ bị nấm bệnh tấn công và thường bị rụng lá sớm. b. Biện pháp khắc phục: - Magiê sunfat: dùng để bón cho những cây có nhu cầu Mg cao như thuốc lá, cây ăn trái... bón cho các loại đất nghèo Mg như đất xám, đất cát... Hoà ra nước với nồng độ 0,25-1% để phun qua lá. - Magiê kali sunfat: có thể bón lót, bón thúc bằng các rải đều trên mặt ở ruộng; hoặc bón theo hàng, theo hốc; hoặc hoà ra nước để phun qua lá. Nên bón cho các loại cây có giá trị kinh tế cao vì giá thành phân này cao. - Magiê cacbonat: Ít tan trong nước nên cần bón lót. Với cây trồng cạn nên bón rải theo hàng theo hốc. - Magiê phốtphát: phân này có hàm lượng lân cao nên khi bón cần phải tính toán cân đối với lân. Có thể dùng bón lót hoặc thúc, bón theo hàng, hốc. 3) Lưu huỳnh (S): - Là thành phần của các axít amin chứa lưu huỳnh cũng như aminoaxit. Liên quan đến hoạt động trao đổi chất của vitamin, biotin... - Lưu huỳnh giúp cho cấu trúc protein được vững chắc. a. Triệu chứng thiếu hụt: - Các lá non trở nên xanh vàng nhẹ hoặc vàng lợt. - Sinh trưởng của chồi bị hạn chế, ảnh hưởng đến số hoa. - Thân cứng, hoá gỗ sớm và đường kính thân nhỏ. b. Biện pháp khắc phục: - Dùng phân bón có hàm lượng lưu huỳnh cao như SA, supe lân, thạch cao hoặc bón lưu huỳnh nguyên tố.

Bảng giá nông sản

Hạt mắc ca70.000
Ca cao180.000
Cao su148.000
Gạo IR 50412.500
Cà phê125.600
Bơ sáp25.000
Sầu riêng Ri đẹp65.000
Điều40.000
Hồ tiêu119.000

[Xem tiếp]

Hỏi đáp

Bình Điền giải đáp các câu hỏi về việc sử dụng phân bón và phòng trừ sâu bệnh cho nhà nông.

Đặt câu hỏiXem câu hỏi

 

Tỷ giá Ngoại tệ

 


Top

TẢI ỨNG DỤNG CANH TÁC THÔNG MINH TẠI ĐÂY

Vai trò các chất trung vi lượng có trong phân Đầu Trâu (Bài 1)

Ngày nay, nói chung bà con nông dân đã nắm vững tầm quan trọng của việc sử dụng cân đối, hợp lý các chất dinh dưỡng đa lượng (đạm, lân, kali) trong việc bón phân cho cây trồng. Tuy nhiên với phân trung lượng (Ca, Mg, S) và các chất vi lượng (Cu, Zn, Fe,...) thì nhiều bà con vẫn chưa hoàn toàn nắm rõ. Nói một cách nôm na, các chất dinh dưỡng đa lượng đối với cây trồng như cơm, gạo... đối với con người, chúng rất cần thiết và không thể thiếu được. Còn vai trò các chất trung vi, lượng được ví như vitamin với con người. Nếu chỉ ăn cơm thì con người vẫn có thể sống được, nhưng nếu muốn chất lượng sống tốt hơn, sức khoẻ hoàn hảo hơn thì con người không thể thiếu vitamin. Chất trung, vi lượng cũng cần thiết như vậy đối với cây trồng. Đã từ lâu, Công ty Phân bón Bình Điền đã phối hợp cùng các Viện, Trường để xác định một cách toàn diện vai trò các chất trung, vi lượng và hàm lượng cần thiết cho mỗi loại cây và vào mỗi thời kỳ cụ thể. Đây là công việc khó khăn vì tính chất tinh vi, và phức tạp của việc nghiên cứu các chất với lượng rất nhỏ. Đặc biệt, từ khi tiên phong đưa ra thị trường các loại phân chuyên dùng thì việc đưa các chất dinh dưỡng trung, vi lượng vào phân bón Đầu Trâu có hiệu quả khác hẳn so với phân đối chứng (dù thành phần dinh dưỡng đa lượng của chúng không chênh lệch là bao). Để bà con phần nào hiểu được vai trò quan trọng của các chất trung, vi lượng. Bản tin Bình Điền đăng tải về các chất dinh dưỡng rất đặc biệt này. 1) Canxi (Ca): - Là thành phần của màng tế bào dưới dạng canxi pectate cần thiết cho sự phân chia tế bào được bình thường. - Giúp cho màng tế bào vững chắc, duy trì cấu trúc của nhiễm sắc thể. Hoạt hoá nhiều enzim. Đóng vai trò như một chất giải độc bằng cách trung hoà axít hữu cơ trong cây. a. Nhận diện triệu chứng thiếu hụt: - Các lá non của cây mới trồng bị biến dạng và có màu xanh lụa sẫm không bình thường. - Lá có hình đài hoa và quăn, các chồi tận cùng suy thoái. - Sinh trưởng của rễ bị suy yếu, cổ rễ thường gãy. - Chồi hoa rụng sớm, thân yếu. b. Biện pháp khắc phục: - Bón vôi hoặc CaSO4 trong trường hợp đất chua. - Phun Ca(NO3)2 nồng độ 0,75-1%. - Bón đôlomít 2) Magiê (Mg): - Là thành phần cấu tạo của diệp lục tố, có vai trò quan trọng trong quang hợp. Là hoạt chất của hệ enzim gắn liền với sự chuyển hoá hydratcarbon và tổng hợp axit nucleic. - Có vai trò thúc đẩy hấp thụ và vận chuyển lân của cây. Giúp đường vận chuyển dễ dàng trong cây. a. Nhận diện triệu chứng thiếu hụt: - Úa vàng ở phần thịt giữa các gân lá, chủ yếu ở lá già do diệp lục tố hình thành không đầy đủ, gây nên vết sọc hoặc vết không liên tục. - Lá nhỏ, giòn ở thời kỳ cuối và mép lá cong lên. - Ở một số loại rau có các đốm vàng lợt giữa các gân lá và các màu da cam, đỏ hoặc tía. - Nhánh yếu và dễ bị nấm bệnh tấn công và thường bị rụng lá sớm. b. Biện pháp khắc phục: - Magiê sunfat: dùng để bón cho những cây có nhu cầu Mg cao như thuốc lá, cây ăn trái... bón cho các loại đất nghèo Mg như đất xám, đất cát... Hoà ra nước với nồng độ 0,25-1% để phun qua lá. - Magiê kali sunfat: có thể bón lót, bón thúc bằng các rải đều trên mặt ở ruộng; hoặc bón theo hàng, theo hốc; hoặc hoà ra nước để phun qua lá. Nên bón cho các loại cây có giá trị kinh tế cao vì giá thành phân này cao. - Magiê cacbonat: Ít tan trong nước nên cần bón lót. Với cây trồng cạn nên bón rải theo hàng theo hốc. - Magiê phốtphát: phân này có hàm lượng lân cao nên khi bón cần phải tính toán cân đối với lân. Có thể dùng bón lót hoặc thúc, bón theo hàng, hốc. 3) Lưu huỳnh (S): - Là thành phần của các axít amin chứa lưu huỳnh cũng như aminoaxit. Liên quan đến hoạt động trao đổi chất của vitamin, biotin... - Lưu huỳnh giúp cho cấu trúc protein được vững chắc. a. Triệu chứng thiếu hụt: - Các lá non trở nên xanh vàng nhẹ hoặc vàng lợt. - Sinh trưởng của chồi bị hạn chế, ảnh hưởng đến số hoa. - Thân cứng, hoá gỗ sớm và đường kính thân nhỏ. b. Biện pháp khắc phục: - Dùng phân bón có hàm lượng lưu huỳnh cao như SA, supe lân, thạch cao hoặc bón lưu huỳnh nguyên tố.
Hotline 1900 6613 Chat với chúng tôi qua Messenger Chat với chúng tôi qua Zalo Fanpage Bình Điền BFC Kênh Youtube Bình Điền BFC