Thanh long tăng giá, lưu ý gì khi chăm bón?

Hiện, diện tích thanh long ở đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đã bị thu hẹp nhiều do bà con phá bỏ để chuyển đổi sang cây trồng khác.

Những diện tích còn lại, rất nhiều vườn cây biểu hiện bệnh nặng, nhất là bệnh đốm nâu, đốm trắng hay còn gọi là bệnh tắc kè.

Đây là hậu quả của việc thiếu đầu tư phân thuốc khi giá bán thanh long chạm đáy.

Riêng những vườn thanh long cây khỏe và cho khai thác tốt là những vườn được bà con duy trì chăm bón đều đặn.

Phân bón Đầu Trâu AT1 giúp thanh long cho năng suất, chất lượng cao. Ảnh: Hồng Huệ.

Theo các nhà khoa học, nhìn chung, mầm bệnh đốm nâu, hiện đã nằm rải rác trên các vùng trồng thanh long rất nhiều, và nguy cơ sẽ phát triển mạnh vào mùa mưa này.

Về đặc điểm gây hại của bệnh đốm nâu, bệnh thường gây hại trên tất cả các bộ phận của cây thanh long như thân, hoa, trái non và giai đoạn kinh doanh.

Những cành non mọc trong mùa mưa khi cành dài từ 3-4 tấc thì bệnh xuất hiện ở đoạn gốc cành. Những cành mọc dài rũ xuống và chóp đầu cành cong lên thì bệnh tấn công ngay đoạn cong chóp cành.

Nhà vườn có thể áp dụng các biện pháp quản lý bệnh như tỉa cành tạo tán, không để quá 200 cành/trụ (trụ hơn 5 năm tuổi).

Không để cành non mọc trong mùa mưa, để ra cành đồng loạt cuối mùa mưa đầu mùa nắng (vì cành 5 tháng tuổi trở lên có thể đốt đèn cho ra hoa mùa nghịch).

Không tưới nước “mưa phùn” mà nên tưới nhỏ giọt; Bón phân cân đối, không thừa Urea, không dùng quá chất kích thích (GA3).

Cắt cành bệnh và tiêu hủy, vì để cành trong vườn mầm bệnh có thể sống trên 6 tháng, tái lây nhiễm, hay bỏ xuống đường nước tưới dễ lây lan.

Sử dụng thuốc gốc Difenoconale & Azosystrobin, sử dụng thuốc phải luân phiên nhau.

Bón cân đối NPK Đầu Trâu, tăng cường Vôi (Calcium) và vi lượng để tạo tính kháng cho cây

Đối với bệnh thối nhũng vi khuẩn cũng thường xuất hiện vào mùa mưa gây hại cho cành và trái, do vi khuẩn Enterobacter cloacaea gây ra.

 

Theo đó, khi vi khuẩn này tiếp xúc lên trái hay cành thanh long thì sau 5 ngày mới thấy xuất hiện triệu chứng vết bệnh và sau 15 ngày thì xuất hiện thối nhũng.

Vết bệnh xuất hiện cả trên cành và trên trái, có màu vàng đến nâu nhạt nhũng nước. Thân cành khi bị nhiễm nặng thì phần mô “thịt” của thân bị hủy chỉ còn lại cọng lõm giữa của cành.

Trên trụ thanh long nếu có nhiều cành bị hại nặng thì chỉ còn lại những cành nhỏ treo trên trụ mà thôi. Bệnh càng nặng khi thiếu Calcium và Đạm kết hợp với các yếu tố thời tiết của môi trường.

Để quản lý bệnh tốt, nhà vườn cần chú ý: Canh tác theo hướng tạo vườn trồng luôn thông thoáng.

Bón cân đối NPK Đầu Trâu, tăng cường Vôi (Calcium) và vi lượng để tạo tính kháng cho cây.

Bệnh thường lây nhiễm qua vết thương hay phối hợp với cành bị bỏng do nắng nóng.

Do vậy, hạn chế tạo vết thương; Cắt bỏ cành bệnh tiêu hủy, không để lưu tồn nguồn bệnh.

Sử dụng thuốc trừ vi khuẩn với 2 thành phần là Tetramycin và Oxytetracyline.

Bà con cần bón phân đầy đủ cân đối để cây khỏe, cho năng suất, chất lượng cao.

Về dinh dưỡng cho cây thanh long, trên thực tế, trong thời gian giá thanh long xuống thấp, để giúp bà con tiết giảm tối đa chi phí, các nhà khoa học từng khuyến cáo bà con có thể chỉ cần duy trì bón đạm, không cần bón lân và kali.

Nhưng trong tình hình hiện nay, giá thanh long tăng cao, bà con cần quan tâm hơn, bón phân Đầu Trâu đầy đủ cân đối để cây khỏe, cho năng suất, chất lượng cao, đồng thời tăng khả năng chống bệnh tốt. Cụ thể,

  • Đầu mùa mưa, bà con cần phải cải tạo đất để đất không bị giảm pH xuống dưới 5.5 gây hại rễ cây, bằng cách bón vôi, với lượng bón 200-300kg/ha; hoặc bón phân Đầu trâu Mặn-phèn, lượng bón 50-100kg/ha.
  • Sau khi thu hoạch trái, tỉa cành tạo tán: bón phân chuyên dùng Đầu Trâu AT1, lượng bón 0,2-0,5 kg/trụ.
  • Trước khi cho thanh long ra hoa: bón phân chuyên dùng Đầu Trâu AT2, lượng bón 0,2-0,5 kg/trụ.
  • Sau khi đậu trái: bón phân chuyên dùng Đầu Trâu AT3 hoặc Đầu trâu nuôi trái, lượng bón 0,2-0,5 kg/trụ và bón lăp lại thêm 1-2 lần.

Lưu ý, trong mùa mưa, cần nạo vét mương vườn để hạ thấp mực thủy cấp trong vườn xuống. Việc này sẽ tránh oi nước gây hại cho rễ cây và rễ cây không ăn bàng lên trên mặt đất.

Trường hợp, rễ thanh long ăn bàng lên trên do mực thủy cấp trong vườn cao, thì khi bón phân, bà con cần pha phân tưới rễ, hoặc sử dụng phân bón lá.

Chỉ bón phân gốc khi rễ đã ăn sâu xuống đất, chú ý, lúc bón phải bón ngay vùng rễ cây hoạt động tích cực, tức tại vùng rễ nhiều, nằm ở rìa mô đất, sau khi bón xong cần tưới nước để phân dễ tan, rễ dễ hấp thụ, tránh cháy rễ.

 


Bảng giá nông sản

Hạt mắc ca70.000
Ca cao180.000
Cao su148.000
Gạo IR 50412.500
Cà phê125.600
Bơ sáp25.000
Sầu riêng Ri đẹp65.000
Điều40.000
Hồ tiêu119.000

[Xem tiếp]

Hỏi đáp

Bình Điền giải đáp các câu hỏi về việc sử dụng phân bón và phòng trừ sâu bệnh cho nhà nông.

Đặt câu hỏiXem câu hỏi

 

Tỷ giá Ngoại tệ

 


Top

TẢI ỨNG DỤNG CANH TÁC THÔNG MINH TẠI ĐÂY

Thanh long tăng giá, lưu ý gì khi chăm bón?

Hiện, diện tích thanh long ở đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đã bị thu hẹp nhiều do bà con phá bỏ để chuyển đổi sang cây trồng khác.

Những diện tích còn lại, rất nhiều vườn cây biểu hiện bệnh nặng, nhất là bệnh đốm nâu, đốm trắng hay còn gọi là bệnh tắc kè.

Đây là hậu quả của việc thiếu đầu tư phân thuốc khi giá bán thanh long chạm đáy.

Riêng những vườn thanh long cây khỏe và cho khai thác tốt là những vườn được bà con duy trì chăm bón đều đặn.

Phân bón Đầu Trâu AT1 giúp thanh long cho năng suất, chất lượng cao. Ảnh: Hồng Huệ.

Theo các nhà khoa học, nhìn chung, mầm bệnh đốm nâu, hiện đã nằm rải rác trên các vùng trồng thanh long rất nhiều, và nguy cơ sẽ phát triển mạnh vào mùa mưa này.

Về đặc điểm gây hại của bệnh đốm nâu, bệnh thường gây hại trên tất cả các bộ phận của cây thanh long như thân, hoa, trái non và giai đoạn kinh doanh.

Những cành non mọc trong mùa mưa khi cành dài từ 3-4 tấc thì bệnh xuất hiện ở đoạn gốc cành. Những cành mọc dài rũ xuống và chóp đầu cành cong lên thì bệnh tấn công ngay đoạn cong chóp cành.

Nhà vườn có thể áp dụng các biện pháp quản lý bệnh như tỉa cành tạo tán, không để quá 200 cành/trụ (trụ hơn 5 năm tuổi).

Không để cành non mọc trong mùa mưa, để ra cành đồng loạt cuối mùa mưa đầu mùa nắng (vì cành 5 tháng tuổi trở lên có thể đốt đèn cho ra hoa mùa nghịch).

Không tưới nước “mưa phùn” mà nên tưới nhỏ giọt; Bón phân cân đối, không thừa Urea, không dùng quá chất kích thích (GA3).

Cắt cành bệnh và tiêu hủy, vì để cành trong vườn mầm bệnh có thể sống trên 6 tháng, tái lây nhiễm, hay bỏ xuống đường nước tưới dễ lây lan.

Sử dụng thuốc gốc Difenoconale & Azosystrobin, sử dụng thuốc phải luân phiên nhau.

Bón cân đối NPK Đầu Trâu, tăng cường Vôi (Calcium) và vi lượng để tạo tính kháng cho cây

Đối với bệnh thối nhũng vi khuẩn cũng thường xuất hiện vào mùa mưa gây hại cho cành và trái, do vi khuẩn Enterobacter cloacaea gây ra.

 

Theo đó, khi vi khuẩn này tiếp xúc lên trái hay cành thanh long thì sau 5 ngày mới thấy xuất hiện triệu chứng vết bệnh và sau 15 ngày thì xuất hiện thối nhũng.

Vết bệnh xuất hiện cả trên cành và trên trái, có màu vàng đến nâu nhạt nhũng nước. Thân cành khi bị nhiễm nặng thì phần mô “thịt” của thân bị hủy chỉ còn lại cọng lõm giữa của cành.

Trên trụ thanh long nếu có nhiều cành bị hại nặng thì chỉ còn lại những cành nhỏ treo trên trụ mà thôi. Bệnh càng nặng khi thiếu Calcium và Đạm kết hợp với các yếu tố thời tiết của môi trường.

Để quản lý bệnh tốt, nhà vườn cần chú ý: Canh tác theo hướng tạo vườn trồng luôn thông thoáng.

Bón cân đối NPK Đầu Trâu, tăng cường Vôi (Calcium) và vi lượng để tạo tính kháng cho cây.

Bệnh thường lây nhiễm qua vết thương hay phối hợp với cành bị bỏng do nắng nóng.

Do vậy, hạn chế tạo vết thương; Cắt bỏ cành bệnh tiêu hủy, không để lưu tồn nguồn bệnh.

Sử dụng thuốc trừ vi khuẩn với 2 thành phần là Tetramycin và Oxytetracyline.

Bà con cần bón phân đầy đủ cân đối để cây khỏe, cho năng suất, chất lượng cao.

Về dinh dưỡng cho cây thanh long, trên thực tế, trong thời gian giá thanh long xuống thấp, để giúp bà con tiết giảm tối đa chi phí, các nhà khoa học từng khuyến cáo bà con có thể chỉ cần duy trì bón đạm, không cần bón lân và kali.

Nhưng trong tình hình hiện nay, giá thanh long tăng cao, bà con cần quan tâm hơn, bón phân Đầu Trâu đầy đủ cân đối để cây khỏe, cho năng suất, chất lượng cao, đồng thời tăng khả năng chống bệnh tốt. Cụ thể,

  • Đầu mùa mưa, bà con cần phải cải tạo đất để đất không bị giảm pH xuống dưới 5.5 gây hại rễ cây, bằng cách bón vôi, với lượng bón 200-300kg/ha; hoặc bón phân Đầu trâu Mặn-phèn, lượng bón 50-100kg/ha.
  • Sau khi thu hoạch trái, tỉa cành tạo tán: bón phân chuyên dùng Đầu Trâu AT1, lượng bón 0,2-0,5 kg/trụ.
  • Trước khi cho thanh long ra hoa: bón phân chuyên dùng Đầu Trâu AT2, lượng bón 0,2-0,5 kg/trụ.
  • Sau khi đậu trái: bón phân chuyên dùng Đầu Trâu AT3 hoặc Đầu trâu nuôi trái, lượng bón 0,2-0,5 kg/trụ và bón lăp lại thêm 1-2 lần.

Lưu ý, trong mùa mưa, cần nạo vét mương vườn để hạ thấp mực thủy cấp trong vườn xuống. Việc này sẽ tránh oi nước gây hại cho rễ cây và rễ cây không ăn bàng lên trên mặt đất.

Trường hợp, rễ thanh long ăn bàng lên trên do mực thủy cấp trong vườn cao, thì khi bón phân, bà con cần pha phân tưới rễ, hoặc sử dụng phân bón lá.

Chỉ bón phân gốc khi rễ đã ăn sâu xuống đất, chú ý, lúc bón phải bón ngay vùng rễ cây hoạt động tích cực, tức tại vùng rễ nhiều, nằm ở rìa mô đất, sau khi bón xong cần tưới nước để phân dễ tan, rễ dễ hấp thụ, tránh cháy rễ.

 


Hotline 1900 6613 Chat với chúng tôi qua Messenger Chat với chúng tôi qua Zalo Fanpage Bình Điền BFC Kênh Youtube Bình Điền BFC