SỬ DỤNG PHÂN BÓN ĐẦU TRÂU CHUYÊN DÙNG GIÚP LÚA TĂNG KHẢ NĂNG CHỐNG CHỊU ĐẠO ÔN VÀ VÀNG LÙN, LÙN

Bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá đã gây hại thiệt hại lớn đối với bà con nông dân trồng lúa ở Đồng bằng sông Cửu Long trong thời gian qua và đang có nguy cơ lan rộng sang các tỉnh Đông Nam Bộ và miền Trung. Đây là một loại bệnh do virut gây ra, hiện chưa có thuốc đặc trị, do vậy các biện pháp phòng chống là quan trọng nhất. Ngoài việc sử dụng các giống có khả năng kháng rầy nâu cao, bố trí thời vụ hợp lý để né rầy, mật độ gieo sạ thích hợp thì việc sử dụng phân bón cân đối là khâu rất quan trọng. Nếu sử dụng phân bón cân đối, hợp lý, cây lúa phát triển cân đối, khỏe mạnh, sức chống chịu rầy nâu và bệnh hại tăng lên, chắc chắn sẽ hạn chế tối đa tác hại của bệnh và năng suất lúa sẽ được đảm bảo. Để đáp ứng yêu cầu này, Công ty Phân bón Bình Điền sau một thời gian nghiên cứu đã sản xuất ra phân bón Đầu Trâu chuyên dùng cho lúa thế hệ mới. Đây là loại phân ngoài các thành phần đa, trung và vi lượng như các loại phân (có chữ TE) trước đây còn được bổ sung thêm hoạt chất Penac P và một số chất có hoạt tính Sinh - Hóa đặc biệt khác. Chính Penac P và các hoạt chất này giúp cây lúa hấp thu dinh dưỡng một cách tốt nhất, cây khỏe mạnh nhất, sức chống chịu sâu bệnh tốt nhất, nhờ vậy khả năng chống chịu với rầy nâu và bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá cũng tốt hơn so với bón các loại phân thông thường. Trong vụ đông xuân 2007 vừa qua, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia (Bộ phận thường trực phía Nam) đã phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu Nông nghiệp Đồng Tháp Mười, Trung tâm khuyến nông An Giang và Phòng Nông nghiệp huyện Tháp Mười – Đồng Tháp thực hiện mô hình khảo nghiệm nhằm đánh giá tác dụng chống chịu rầy nâu, vàng lùn, lùn xoắn lá và hiệu lực của các loại phân này với cây lúa. Mô hình được thực hiện trên qui mô 15ha/mô hình, với 3 công thức. Công thức 1: Đối chứng bón phân theo tập quán của nông dân; Công thức 2: Bón Phân Đầu Trâu chuyên dùng cho lúa TE-01, TE-02; Công thức 3: Bón phần Đầu Trâu chuyên dùng cho lúa thế hệ mới TE-01 và TE-02 (bổ sung Penac P). Kết quả khảo nghiệm cho thấy: Tại Tháp Mười - Đồng Tháp, trên giống IR 50404, tỷ lệ rầy nâu, bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá và bệnh đạo ôn ở công thức phân bón Đầu Trâu chuyên dùng mới (TE-01 và TE - có bổ sung thêm hoạt chất penac P) đã giảm rõ rệt so với đối chứng. Năng suất ở công thức phân bón Đầu Trâu TE-01, 02 có bổ sung penac tăng 10,7% và lợi nhuận tăng 2.264.350 đ/ha so với đối chứng bón phân theo tập quán của nông dân (bảng 1). Kết quả khảo nghiệm trên giống lúa OM 2517 và OM 4498 tại Thoại Sơn – An Giang, do Trung tâm Khuyến nông An Giang thực hiện cho thấy: Bón phân Đầu Trâu TE-01 và TE-02 có bổ sung Penac P đã giảm tỷ lệ sâu hại và bệnh hại so với đối chứng bón phân theo tập quán của nông dân. Chi phí thuốc sâu và thuốc bệnh ở công thức bón phân Đầu Trâu chuyên dùng có bổ sung Pennac P đều giảm so với đối chứng do phải phun ít lần hơn. Tổng số chi phí thuốc BVTV đã giảm 228.000 đ/ha so với đối chứng. Giá thành lúa ở công thức bón phân Đầu Trâu TE-01, TE-02 thế hệ mới là 1284đ/kg, thấp hơn so với 1380đ/kg ở công thức đối chứng. Bón phân Đầu Trâu chuyên dùng có bổ sung Pennac P đã làm tăng năng suất 5,9%, tăng lợi nhuận 1.319.673đ/ha so với đối chứng bón phân theo tập quán (bảng 2). Kết quả khảo nghiệm tại Chợ Mới - An Giang, trên giống lúa thơm Jasmin 85 cho thấy: Bón phân Đầu Trâu TE-01 và TE-02 có bổ sung Penac P đã giảm 1 lần phun thuốc trừ sâu cuốn lá, giảm tỷ lệ bệnh bạc lá so với đối chứng. Bón phân Đầu Trâu chuyên dùng cho lúa TE-01, TE-01 thế hệ mới đã thu được năng suất 7,406 tấn/ha, tăng 11,97% và tăng lợi nhuận 1.696.031 đ/ha so với đối chứng bón phân theo tập quán của bà con nông dân (KS. Vũ văn Đính). Qua các kết quả khảo nghiệm đã cho thấy: Phân bón Đầu Trâu chuyên dùng cho lúa thế hệ mới thực sự đã làm tăng sức chống chịu sâu bệnh, giảm tỷ lệ rầy nâu và bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá so với đối chứng, giảm chi phí thuốc trừ sâu bệnh, giảm giá thành sản xuất lúa, tăng năng suất và tăng lợi nhuận cho bà con nông dân. Đây là loại phân thiết thực cho bà con nông dân trong vụ hè thu này.

Bảng giá nông sản

Hạt mắc ca70.000
Ca cao180.000
Cao su148.000
Gạo IR 50412.500
Cà phê125.600
Bơ sáp25.000
Sầu riêng Ri đẹp65.000
Điều40.000
Hồ tiêu119.000

[Xem tiếp]

Hỏi đáp

Bình Điền giải đáp các câu hỏi về việc sử dụng phân bón và phòng trừ sâu bệnh cho nhà nông.

Đặt câu hỏiXem câu hỏi

 

Tỷ giá Ngoại tệ

 


Top

TẢI ỨNG DỤNG CANH TÁC THÔNG MINH TẠI ĐÂY

SỬ DỤNG PHÂN BÓN ĐẦU TRÂU CHUYÊN DÙNG GIÚP LÚA TĂNG KHẢ NĂNG CHỐNG CHỊU ĐẠO ÔN VÀ VÀNG LÙN, LÙN

Bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá đã gây hại thiệt hại lớn đối với bà con nông dân trồng lúa ở Đồng bằng sông Cửu Long trong thời gian qua và đang có nguy cơ lan rộng sang các tỉnh Đông Nam Bộ và miền Trung. Đây là một loại bệnh do virut gây ra, hiện chưa có thuốc đặc trị, do vậy các biện pháp phòng chống là quan trọng nhất. Ngoài việc sử dụng các giống có khả năng kháng rầy nâu cao, bố trí thời vụ hợp lý để né rầy, mật độ gieo sạ thích hợp thì việc sử dụng phân bón cân đối là khâu rất quan trọng. Nếu sử dụng phân bón cân đối, hợp lý, cây lúa phát triển cân đối, khỏe mạnh, sức chống chịu rầy nâu và bệnh hại tăng lên, chắc chắn sẽ hạn chế tối đa tác hại của bệnh và năng suất lúa sẽ được đảm bảo. Để đáp ứng yêu cầu này, Công ty Phân bón Bình Điền sau một thời gian nghiên cứu đã sản xuất ra phân bón Đầu Trâu chuyên dùng cho lúa thế hệ mới. Đây là loại phân ngoài các thành phần đa, trung và vi lượng như các loại phân (có chữ TE) trước đây còn được bổ sung thêm hoạt chất Penac P và một số chất có hoạt tính Sinh - Hóa đặc biệt khác. Chính Penac P và các hoạt chất này giúp cây lúa hấp thu dinh dưỡng một cách tốt nhất, cây khỏe mạnh nhất, sức chống chịu sâu bệnh tốt nhất, nhờ vậy khả năng chống chịu với rầy nâu và bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá cũng tốt hơn so với bón các loại phân thông thường. Trong vụ đông xuân 2007 vừa qua, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia (Bộ phận thường trực phía Nam) đã phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu Nông nghiệp Đồng Tháp Mười, Trung tâm khuyến nông An Giang và Phòng Nông nghiệp huyện Tháp Mười – Đồng Tháp thực hiện mô hình khảo nghiệm nhằm đánh giá tác dụng chống chịu rầy nâu, vàng lùn, lùn xoắn lá và hiệu lực của các loại phân này với cây lúa. Mô hình được thực hiện trên qui mô 15ha/mô hình, với 3 công thức. Công thức 1: Đối chứng bón phân theo tập quán của nông dân; Công thức 2: Bón Phân Đầu Trâu chuyên dùng cho lúa TE-01, TE-02; Công thức 3: Bón phần Đầu Trâu chuyên dùng cho lúa thế hệ mới TE-01 và TE-02 (bổ sung Penac P). Kết quả khảo nghiệm cho thấy: Tại Tháp Mười - Đồng Tháp, trên giống IR 50404, tỷ lệ rầy nâu, bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá và bệnh đạo ôn ở công thức phân bón Đầu Trâu chuyên dùng mới (TE-01 và TE - có bổ sung thêm hoạt chất penac P) đã giảm rõ rệt so với đối chứng. Năng suất ở công thức phân bón Đầu Trâu TE-01, 02 có bổ sung penac tăng 10,7% và lợi nhuận tăng 2.264.350 đ/ha so với đối chứng bón phân theo tập quán của nông dân (bảng 1). Kết quả khảo nghiệm trên giống lúa OM 2517 và OM 4498 tại Thoại Sơn – An Giang, do Trung tâm Khuyến nông An Giang thực hiện cho thấy: Bón phân Đầu Trâu TE-01 và TE-02 có bổ sung Penac P đã giảm tỷ lệ sâu hại và bệnh hại so với đối chứng bón phân theo tập quán của nông dân. Chi phí thuốc sâu và thuốc bệnh ở công thức bón phân Đầu Trâu chuyên dùng có bổ sung Pennac P đều giảm so với đối chứng do phải phun ít lần hơn. Tổng số chi phí thuốc BVTV đã giảm 228.000 đ/ha so với đối chứng. Giá thành lúa ở công thức bón phân Đầu Trâu TE-01, TE-02 thế hệ mới là 1284đ/kg, thấp hơn so với 1380đ/kg ở công thức đối chứng. Bón phân Đầu Trâu chuyên dùng có bổ sung Pennac P đã làm tăng năng suất 5,9%, tăng lợi nhuận 1.319.673đ/ha so với đối chứng bón phân theo tập quán (bảng 2). Kết quả khảo nghiệm tại Chợ Mới - An Giang, trên giống lúa thơm Jasmin 85 cho thấy: Bón phân Đầu Trâu TE-01 và TE-02 có bổ sung Penac P đã giảm 1 lần phun thuốc trừ sâu cuốn lá, giảm tỷ lệ bệnh bạc lá so với đối chứng. Bón phân Đầu Trâu chuyên dùng cho lúa TE-01, TE-01 thế hệ mới đã thu được năng suất 7,406 tấn/ha, tăng 11,97% và tăng lợi nhuận 1.696.031 đ/ha so với đối chứng bón phân theo tập quán của bà con nông dân (KS. Vũ văn Đính). Qua các kết quả khảo nghiệm đã cho thấy: Phân bón Đầu Trâu chuyên dùng cho lúa thế hệ mới thực sự đã làm tăng sức chống chịu sâu bệnh, giảm tỷ lệ rầy nâu và bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá so với đối chứng, giảm chi phí thuốc trừ sâu bệnh, giảm giá thành sản xuất lúa, tăng năng suất và tăng lợi nhuận cho bà con nông dân. Đây là loại phân thiết thực cho bà con nông dân trong vụ hè thu này.
Hotline 1900 6613 Chat với chúng tôi qua Messenger Chat với chúng tôi qua Zalo Fanpage Bình Điền BFC Kênh Youtube Bình Điền BFC