Nông nghiệp bền vững

Trong thập kỷ vừa qua, thuật ngữ “Nền nông nghiệp bền vững” đã trở thành câu nói của nhiều người. Tuy nhiên, khái niệm “Nông nghiệp bền vững” được hiểu rất khác nhau. Có người hiểu rất cao siêu, nhưng cũng có người hiểu rất thực tế. Tựu trung, ta có thể hiểu nôm na là: Nông nghiệp bền vững trước hết năng suất cây trồng, vật nuôi trên cùng một mảnh đất phải ổn định và có xu hướng ngày càng được nâng cao, hiệu quả kinh tế thu được cũng phải được nâng cao, nuôi sống được nhiều người và mức thu nhập cũng ngày càng được cải thiện mà không làm hủy hoại môi trường của tự nhiên và của cộng đồng. Một câu hỏi có lý đang được đặt ra cho nhiều người là: Hoạt động nông nghiệp phụ thuộc chặt chẽ vào thiên nhiên (như bảo, lụt, hạn hán, mưa đá, gió nóng...) làm mất mùa hàng loạt trong thời gian rất ngắn, có khi chỉ xảy ra trong một vài giờ như lũ quét, mưa đá, lốc xoáy... làm phá hoại môi trường và cuộc sống của con người rất nghiêm trọng thì làm sao khống chế được để có nền nông nghiệp bền vững? Đúng vậy, tác hại của thiên nhiên là khôn lường, ngay cả các nước phát triển cũng chịu chung nghịch cảnh như vậy, huống gì là các nước chậm phát triển như chúng ta. Ngay ở những xứ lạnh như Châu Âu cũng đã bị đợt gió nóng tấn công, cây cối bị thiệt hại, hàng ngàn người bị thiệt mạng. Thiên tai là khách quan, xảy ra ngoài ý muốn và ngoài sự kiểm soát của con người. Nếu con người hiểu được quy luật của tự nhiên, thì ta có thể vận dụng sáng tạo để phòng tránh và giảm nhẹ thiệt hại của nó. Ví dụ, đã từ lâu, nhân dân miền Bắc đã biết đắp đê chống lụt, biết ngăn đập để lấy nước tưới tiêu. Khi khoa học phát triển đã biết xây dựng các nhà máy thuỷ điện vừa có điện cho sinh hoạt và sản xuất, vừa ngăn bớt lũ, lại có thêm nguồn nước tưới vào những ngày khô hạn. Ở đồng bằng Sông Cửu Long, Nhà nước và nhân dân cũng đang thực hiện kế hoạch ngăn lũ, khống chế lũ để cùng sống chung với lũ. Đã có nhiều ý kiến cho rằng, tính bền vững của nông nghiệp do con người quyết định, vì ta tin tưởng rằng “bàn tay ta làm nên tất cả, có sức người sỏi đá cũng thành cơm”. Tuy vậy, đối phó với tự nhiên phải bằng trí tuệ, bằng kiến thức khoa học. Con người chỉ trở thành sức mạnh khi được trang bị kiến thức khoa học để làm chủ cuộc sống. Vì vậy cần phải biết nâng cao tri thức cộng đồng, tạo điều kiện có công ăn việc làm chính đáng để họ không phá rừng, phá nương để cho lũ lụt không trở nên dữ dội và ác liệt. Muốn có nền nông nghiệp bền vững phải có kiến thức để sử dụng nguồn tài nguyên hợp lý. Ví dụ, phải biết đặt đúng giống cây trồng, giống con vào đúng mảnh đất của mình. Đất mặn, trồng lúa không hiệu quả bằng nuôi tôm, cá nước lợ, nước mặn. Đất phèn thì trồng sắn (mì), trồng mía, trồng dứa hay khoai mỡ có hiệu quả hơn trồng bắp hay trồng lúa. Đất cát phải trồng cây chịu hạn, có bộ rễ ăn sâu hơn là trồng rau màu cần có nhiều phân và nhiều nước. Vùng cát biển, từ xưa không ai nghĩ đến sẽ có cách nào sử dụng chúng, thế mà ngày nay đã có kỹ thuật nuôi tôm trên cát, năng suất tôm cao hơn hàng chục lần so với nuôi tôm trong ao kiên cố. Đấy chính là nhờ có kiến thức khoa học. Ta đang tham gia vào Khối mậu dịch tự do (AFTA), muốn cho sản phẩm nông nghiệp của chúng ta được đối xử bình đẳng như sản ph

Bảng giá nông sản

Hạt mắc ca70.000
Ca cao180.000
Cao su148.000
Gạo IR 50412.500
Cà phê125.600
Bơ sáp25.000
Sầu riêng Ri đẹp65.000
Điều40.000
Hồ tiêu119.000

[Xem tiếp]

Hỏi đáp

Bình Điền giải đáp các câu hỏi về việc sử dụng phân bón và phòng trừ sâu bệnh cho nhà nông.

Đặt câu hỏiXem câu hỏi

 

Tỷ giá Ngoại tệ

 


Top

TẢI ỨNG DỤNG CANH TÁC THÔNG MINH TẠI ĐÂY

Nông nghiệp bền vững

Trong thập kỷ vừa qua, thuật ngữ “Nền nông nghiệp bền vững” đã trở thành câu nói của nhiều người. Tuy nhiên, khái niệm “Nông nghiệp bền vững” được hiểu rất khác nhau. Có người hiểu rất cao siêu, nhưng cũng có người hiểu rất thực tế. Tựu trung, ta có thể hiểu nôm na là: Nông nghiệp bền vững trước hết năng suất cây trồng, vật nuôi trên cùng một mảnh đất phải ổn định và có xu hướng ngày càng được nâng cao, hiệu quả kinh tế thu được cũng phải được nâng cao, nuôi sống được nhiều người và mức thu nhập cũng ngày càng được cải thiện mà không làm hủy hoại môi trường của tự nhiên và của cộng đồng. Một câu hỏi có lý đang được đặt ra cho nhiều người là: Hoạt động nông nghiệp phụ thuộc chặt chẽ vào thiên nhiên (như bảo, lụt, hạn hán, mưa đá, gió nóng...) làm mất mùa hàng loạt trong thời gian rất ngắn, có khi chỉ xảy ra trong một vài giờ như lũ quét, mưa đá, lốc xoáy... làm phá hoại môi trường và cuộc sống của con người rất nghiêm trọng thì làm sao khống chế được để có nền nông nghiệp bền vững? Đúng vậy, tác hại của thiên nhiên là khôn lường, ngay cả các nước phát triển cũng chịu chung nghịch cảnh như vậy, huống gì là các nước chậm phát triển như chúng ta. Ngay ở những xứ lạnh như Châu Âu cũng đã bị đợt gió nóng tấn công, cây cối bị thiệt hại, hàng ngàn người bị thiệt mạng. Thiên tai là khách quan, xảy ra ngoài ý muốn và ngoài sự kiểm soát của con người. Nếu con người hiểu được quy luật của tự nhiên, thì ta có thể vận dụng sáng tạo để phòng tránh và giảm nhẹ thiệt hại của nó. Ví dụ, đã từ lâu, nhân dân miền Bắc đã biết đắp đê chống lụt, biết ngăn đập để lấy nước tưới tiêu. Khi khoa học phát triển đã biết xây dựng các nhà máy thuỷ điện vừa có điện cho sinh hoạt và sản xuất, vừa ngăn bớt lũ, lại có thêm nguồn nước tưới vào những ngày khô hạn. Ở đồng bằng Sông Cửu Long, Nhà nước và nhân dân cũng đang thực hiện kế hoạch ngăn lũ, khống chế lũ để cùng sống chung với lũ. Đã có nhiều ý kiến cho rằng, tính bền vững của nông nghiệp do con người quyết định, vì ta tin tưởng rằng “bàn tay ta làm nên tất cả, có sức người sỏi đá cũng thành cơm”. Tuy vậy, đối phó với tự nhiên phải bằng trí tuệ, bằng kiến thức khoa học. Con người chỉ trở thành sức mạnh khi được trang bị kiến thức khoa học để làm chủ cuộc sống. Vì vậy cần phải biết nâng cao tri thức cộng đồng, tạo điều kiện có công ăn việc làm chính đáng để họ không phá rừng, phá nương để cho lũ lụt không trở nên dữ dội và ác liệt. Muốn có nền nông nghiệp bền vững phải có kiến thức để sử dụng nguồn tài nguyên hợp lý. Ví dụ, phải biết đặt đúng giống cây trồng, giống con vào đúng mảnh đất của mình. Đất mặn, trồng lúa không hiệu quả bằng nuôi tôm, cá nước lợ, nước mặn. Đất phèn thì trồng sắn (mì), trồng mía, trồng dứa hay khoai mỡ có hiệu quả hơn trồng bắp hay trồng lúa. Đất cát phải trồng cây chịu hạn, có bộ rễ ăn sâu hơn là trồng rau màu cần có nhiều phân và nhiều nước. Vùng cát biển, từ xưa không ai nghĩ đến sẽ có cách nào sử dụng chúng, thế mà ngày nay đã có kỹ thuật nuôi tôm trên cát, năng suất tôm cao hơn hàng chục lần so với nuôi tôm trong ao kiên cố. Đấy chính là nhờ có kiến thức khoa học. Ta đang tham gia vào Khối mậu dịch tự do (AFTA), muốn cho sản phẩm nông nghiệp của chúng ta được đối xử bình đẳng như sản ph
Hotline 1900 6613 Chat với chúng tôi qua Messenger Chat với chúng tôi qua Zalo Fanpage Bình Điền BFC Kênh Youtube Bình Điền BFC