Những kết quả tích cực trong vụ hè thu 2024 ở ĐBSCL
Canh tác lúa thông minh gắn tăng trưởng xanh, phát thải thấp vùng ĐBSCL trong Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao cho kết quả tích cực trong vụ hè thu 2024.
Hiện, ở vùng lúa 3 vụ của huyện Tháp Mười, Đồng Tháp, những cánh đồng lúa hè thu thuộc Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL (gọi tắt là đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao) của bà con đang vào giai đoạn đón đòng.
Năm nay thời tiết không thuận lợi, nhưng lúa vẫn phát triển tốt, cây khỏe, đẻ nhánh nhiều, và chưa phải phun thuốc trừ sâu.
Anh Lê Văn Giàu, nông dân tham gia đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao với diện tích 2ha ở Tháp Mười cho biết: “Cây lúa 43 ngày tuổi phát triển tốt. Như mọi năm là phải phun 3 lần thuốc đạo ôn, năm nay tham gia đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao ruộng lúa tốt chỉ mới phun 1 lần, chi phí giảm 50% phòng trừ sâu bệnh. Đây là nhờ sạ thưa kết hợp bón vùi phân Đầu Trâu ngay từ đầu nên cây lúa khỏe…
Các cán bộ kỹ thuật kiểm tra ruộng lúa. Ảnh: Hồng Huệ.
Theo ông Trần Thanh Tâm, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và BVTV Đồng Tháp: “Khâu trọng tâm của Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, thứ nhất là giảm lượng giống.
Thứ hai là ứng dụng công cụ sạ hàng sạ cụm để giảm lượng giống theo ý muốn của mình.
Thứ 3 là tuân thủ quy trình rút nước ướt khô xen kẽ, đây là điều quan trọng để giúp lượng khí phát thải trên đồng ruộng, và giúp rễ lúa ăn sâu hơn, hạn chế quá trình đổ ngã.
Thứ tư là không đốt đồng, mà đem rơm sau khi thu hoạch để phục vụ mục đích khác.
Đối với quy trình bón phân, trong quá trình sạ hàng, sạ cụm kết hợp bón lót vùi phân giúp cây lúa nảy chồi sớm, và trong giai đoạn mạ sau khi tinh bột trong hạt lúa hết rễ sẽ bắt đầu hấp thu dinh dưỡng trong phân bón vùi giúp cho quá trình nảy chồi sớm đảm bảo mật độ cây trên một đơn vị diện tích, từ đó duy trì năng suất.
Trước đây, lượng lúa giống gieo sạ bình quân của nông dân ĐBSCL rất lớn, trên 150kg/ha. Tuy nhiên, hiện nay, với mô hình “Canh tác lúa thông minh phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL” được Công ty Bình Điền phối hợp với Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, lượng giống gieo sạ đã giảm xuống chỉ còn dưới 80kg/ha.
Sử dụng giống xác nhận, bón lót phân đầu vụ, bón cày vùi khi gieo sạ giúp giảm được lượng đạm, hạn chế tối đa khả năng phát sinh và gây hại của sâu bệnh, từ đó giảm được lượng thuốc BVTV giúp giảm chi phí sản xuất.
Mô hình canh tác lúa thông minh đang cho hiệu quả kinh tế cao. Ảnh: Hồng Huệ.
Thạc sĩ Hồ Thế Huy, Phó Giám đốc Marketing Công ty CP Phân bón Bình Điền cho biết: “Kỹ thuật bón vùi phân sẽ khác so với bón vãi. Chúng ta sẽ gom 2 lần bón đầu tiên vùi cùng lúc sạ, sẽ giảm số lần bón, giảm chi phí cho bà con nông dân và giảm 30% lượng bón.
Ví dụ, chúng ta bón 2 lần 300kg/ha, thì bón vùi chỉ từ 200-220kg/ha thôi, sau đó, chỉ cần bón thêm 1 lần bón đón đòng. Ngoài ra, khi áp dụng kỹ thuật bón vùi sẽ giảm thất thoát và sự bay hơi khí N2O lên khí quyển sẽ góp phần giảm phát thải trong canh tác lúa vùng ĐBSCL”.
Mô hình “Canh tác lúa thông minh phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL” là quy trình bón phân thông minh áp dụng kỹ thuật bón phân dựa theo tính chất đất từng vùng sinh thái, tình hình sinh trưởng thực tế của cây lúa trên đồng ruộng và biện pháp bón vùi phân đã giúp tăng hiệu quả sử dụng phân bón, giúp giảm đến 30% lượng bón, tiết kiệm chi phí phân bón mà cây lúa vẫn đảm bảo sinh trưởng tốt, đạt năng suất cao.
Sử dụng Đầu Trâu Bio-Canxi làm tăng pH đất, góp phần tăng hiệu suất sử dụng phân bón, cũng như xử lí được ngộ độc rễ. Ảnh: Hồng Huệ.
Quy trình bón phân trong mô hình canh tác lúa thông minh đã được Cục Trồng trọt (Bộ NN-PTNN) công nhận năm 2023 áp dụng trong Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, Thạc sĩ Hồ Thế Huy cho biết: “Đối với đất trồng lúa, đặc biệt là đất canh tác lúa ba vụ ở ĐBSCL, thì bà con biết là có rất nhiều vấn đề gồm xử lí rơm rạ, xử lí phèn rất quan trọng.
Do đó, chúng tôi có hai giải pháp. Thứ nhất là sử dụng Đầu Trâu Mặn-Phèn để bón lót, với liều lượng 50-150kg/ha, tùy vùng. Vùng ven biển bón lượng cao hơn, còn vùng sâu vào nội đồng thì bón với lượng thấp hơn; Giải pháp thứ hai là sử dụng Đầu Trâu Bio-Canxi.
Đây là dòng sản phẩm mới mà chúng tôi nghiên cứu rất lâu, trên nền chúng tôi dựa vào kết quả phân tích đất của chương trình canh tác lúa thông minh.
Khi sử dụng Đầu Trâu Bio-Canxi sẽ thực hiện được 2 chức năng gồm chức năng thứ nhất là làm cải tạo, làm tăng pH đất rất rõ với những kết quả trong mô hình mà chúng tôi đã thực hiện thì pH từ 4.5, sau khi bón Đầu trâu Bio-Canxi, pH đã tăng lên 5.5-6. Và khi pH tăng như vậy đã góp phần tăng hiệu suất sử dụng phân bón, cũng như xử lí được vấn đề ngộ độc rễ.
Thứ 2 là Bio-Canxi này có hệ thống vi sinh vật có ích gồm vi sinh vật phân giải photpho khó tan, vi sinh vật cố định nitơ (đạm), đặc biệt vi sinh vật phân giải xenlulo.
Do đó, khi chúng ta bón này vào thì rơm rạ phân hủy tốt hơn. Các kết quả trong mô hình thử nghiệm rơm rạ được băm nhuyễn vùi sau khi thu hoạch kết hợp bón Bio-Canxi cho thấy khoảng 2-3 tuần chất hữu cơ phân hủy rất tốt. Đây cũng là cách giúp chúng ta tạo môi trường đất khỏe ngay từ đầu.
Mô hình canh tác lúa thông minh đang được nhà nông hưởng ứng tham gia. Ảnh: Hồng Huệ.
Ngoài ra, trong vụ, chúng tôi sử dụng phân bón chuyên dùng. Các mô hình đang sử dụng Đầu Trâu TE A1, TE A2. Sắp tới, chúng tôi sẽ đưa ra thị trường sản phẩm mới là Đầu Trâu Bio Lúa 1, và Đầu Trâu Bio Lúa 2. Tất cả những sản phẩm này có ưu việt riêng. Chẳng hạn, Đầu Trâu TE A1, TE A2, chuyên dùng cho lúa, chứa các hoạt chất như Agrotain, Avail,… làm tăng hiệu quả sử dụng phân bón lên. Riêng Đầu trâu Bio Lúa 1, Bio Lúa 2, chứa NPK cân đối và có bổ sung các vi sinh vật có ích giúp cải tạo môi trường đất tốt hơn.”
Ngay vụ hè thu 2024, tại những mô hình trong đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao được triển khai ở các vùng sản xuất vụ lúa hè thu sớm 2024 như Thốt Nốt, Cần Thơ cho thấy, việc áp dụng quy trình gieo sạ chính xác có kết hợp vùi phân, và ứng dụng đồng bộ các kỹ thuật giúp mô hình đạt năng suất 7,2 tấn/ha, cao hơn ruộng ngoài mô hình 0,315 tấn/ha.
Nông dân giảm được chi phí đầu tư 4.237.000 đồng/ha, lợi nhuận tăng thêm 5.407.000 đồng/ha. Các chỉ số về phát thải được ghi nhận giảm hơn so với ruộng ngoài mô hình vốn được canh tác theo tập quán cũ.