MÃ SỐ VÙNG TRỒNG (PUC) – GIẤY THÔNG HÀNH CHO NÔNG SẢN VIỆT

Trong thương mại quốc tế, các quốc gia đặt ra các rào cản thương mại (technical barriers to trade) để hạn chế hoặc đảm bảo an toàn đối với hàng hoá từ nước ngoài nhập khẩu vào. Các rào cản thương mại này gồm các tiêu chuẩn, qui chuẩn kỹ thuật hoặc qui trình đánh giá sự phù hợp. Mã số vùng trồng có thể coi là một trong những yêu cầu đánh giá sự phù hợp, để đảm bảo rằng nông sản nhập khẩu được sản xuất phù hợp, đảm bảo chất lượng. Dựa theo yêu cầu kiểm dịch thực vật nhập khẩu, một số quốc gia ở châu Âu, Hoa Kỳ, Úc, Trung Quốc… yêu cầu nông sản của Việt Nam phải có mã số vùng trồng mới được phép xuất khẩu chính ngạch vào nước họ. Tại cửa khẩu, Hải quan nước nhập khẩu sẽ kiểm tra nguồn gốc các lô hàng thông qua mã số vùng trồng để truy xuất nguồn gốc. Nếu lô hàng không nằm trong các vùng trồng đã được cấp mã số thì sẽ bị từ chối nhập khẩu.

1. Mã số vùng trồng là gì?

Mã số vùng trồng (Production Unit Code – P.U.C) là mã số định danh cho một vùng trồng trọt nhằm theo dõi và kiểm soát tình hình sản xuất; kiểm soát chất lượng sản phẩm; truy xuất nguồn gốc sản phẩm cây trồng. Việc có mã số vùng trồng không những giúp truy xuất nguồn gốc mà còn đảm bảo sản xuất theo quy trình nhất định để đáp ứng yêu cầu của nước nhập khẩu, giúp nông dân ý thức được vấn đề sản xuất để đảm bảo chất lượng và giá thành sản phẩm.

2. Cơ quan cấp mã số vùng trồng

Theo khoản 3, Khoản 4, Điều 64 Luật Trồng trọt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) xây dựng lộ trình và hướng dẫn cấp mã số vùng trồng trên phạm vi toàn quốc; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức triển khai cấp mã số vùng trồng trên địa bàn theo lộ trình và hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Bộ NN&PTNT có thể uỷ quyền cho các địa phương cấp mã số vùng trồng.

3. Quy trình đăng ký cấp mã số vùng trồng

Quy trình đăng ký cấp mã số vùng trồng được thực hiện theo TCCS 774:2020/BVTV gồm 4 bước như sau:

Bước 1, Đăng ký thông tin kỹ thuật của vùng trồng: Tổ chức/cá nhân gửinộp tờ khai kỹ thuật đề nghị cấp mã số vùng trồng và các thông tin cần thiết tại Chi cục BVTV hoặc Chi cục Trồng trọt và BVTV tỉnh. Cục BVTV xem xét, rà soát các tài liệu do tổ chức/cá nhân đệ trình. Nếu các tài liệu cần thiết đã được đáp ứng thì sẽ thực hiện bước 2.

Bước 2, Kiểm tra thực địa: Cục BVTV hoặc Chi cục BVTV hay Chi cục Trồng trọt và BVTV tỉnh có trách nhiệm đi kiểm tra thực địa để xác định mức độ đáp ứng các yêu cầu làm căn cứ cấp mã số vùng trồng cho tổ chức/cá nhân đề nghị. Việc kiểm tra đánh giá thực địa sẽ bao gồm các công tác: khảo sát thực địa và lấy mẫu kiểm tra thành phần sinh vật gây hại. Trong trường hợp cần thiết theo yêu cầu của nước nhập khẩu, cán bộ của Cơ quan BVTV nước nhập khẩu có thể đi theo để cùng đánh giá.

Bước 3, Đánh giá kết quả kiểm tra thực địa: Đơn vị kiểm tra tiến hành kiểm tra hồ sơ và Biên bản kiểm tra thực địa. Trong trường hợp kết quả kiểm tra đạt yêu cầu thì chuyển sang bước 4. Trong trường hợp vùng trồng chưa đáp ứng được đầy đủ các tiêu chuẩn, Cục BVTV sẽ chỉ đạo các biện pháp khắc phục. Tổ chức/cá nhân xin cấp có thể tiếp tục đăng ký sau khi đã hoàn thiện các yêu cầu còn thiếu.

Bước 4, Phê duyệt mã số vùng trồng: Sau khi kiểm tra và khảo sát, nếu vùng trồng đáp ứng đầy đủ tất cả các tiêu chí kỹ thuật, Cục BVTV sẽ tiến hành cấp mã số vùng trồng và gửi thông tin chi tiết mã số đã cấp cho nước nhập khẩu. Sau khi được nước nhập khẩu phê duyệt, Cục BVTV sẽ thông báo và gửi mã số cho Chi cục BVTV hoặc Chi cục Trồng trọt và BVTV tỉnh để chủ động quản lý và giám sát vùng trồng đã được cấp mã số. Chi cục BVTV hoặc Chi cục Trồng trọt và BVTV tỉnh gửi thông báo cho tổ chức/cá nhân đề nghị cấp mã số về mã số đã được cấp. Riêng đối với thị trường Hoa Kỳ, Cơ quan BVTV của nước này sẽ cấp lại mã số IRADS (Irradiation Reporting and Accountability Database) dựa trên mã số P.U.C của Cục BVTV. Trường hợp xuất trái cây vào Hoa Kỳ, thùng hàng phải có đầy đủ thông tin của 2 loại mã số trên.

4. Thủ tục đăng ký cấp mã số vùng trồng

Giấy tờ: (1) Đơn xin cấp mã số vùng trồng; (2) Đối với doanh nghiệp, gửi đầy đủ thông tin cần thiết của người đại diện công ty (Căn cước công dân hoặc hộ chiếu), giấy đăng ký kinh doanh của công ty) với bản sao có công chứng; (3) Thông tin về người đại diện của vùng trồng xin cấp mã số (Căn cước công dân hoặc hộ chiếu), giấy chứng nhận qua lớp tập huấn về VietGAP) với bản sao có công chứng; (4) Giấy chứng nhận VietGAP cho vùng trồng xin cấp mã số (nếu có).

Diện tích và điều kiện canh tác: Diện tích vùng trồng có nằm trong khoảng từ 6 – 10 ha; không được quá 12 ha để tiện cho việc quản lý; Vùng trồng nông sản xuất khẩu có thể không có chứng nhận VietGAP hoặc chứng chỉ tương đương (GlobalGAP….) nhưng việc canh tác trong vùng phải tuân theo quy trình VietGAP hoặc các quy trình tương đương. Vùng trồng xin cấp mã số phải là vùng sản xuất tập trung, không có nhà dân hoặc chợ, chăn thả gia súc, gia cầm trong bên trong vùng trồng. Vùng trồng xin cấp mã số phải trồng duy nhất 1 loại giống. Không trồng xem các loại cây trồng cùng họ với cây trồng chính hoặc các cây ký chủ của các loài dịch hại là đối được kiểm dịch thực vật của nước nhập khẩu theo kết quả của báo cáo phân tích nguy cơ dịch hại (PRA).

Sổ sách ghi chép: Vùng trồng phải có sổ sách để đảm bảo việc ghi chép đầy đủ mọi tác động lên cây trồng trong 1 vụ canh tác (đốn tỉa, chăm sóc, bón phân, phun thuốc…) phải được ghi lại đầy đủ, rõ ràng. Nếu vùng trồng gồm nhiều hộ gia đình thì mỗi hộ trong vùng trồng phải có 1 quyển sổ ghi chép, người đại diện của vùng trồng phải có trách nhiệm tổng hợp thông tin từ sổ ghi chép của từng thành viên trong mã số và ghi lại vào sổ chính để trình cơ quan quản lý khi được yêu cầu. Yêu cầu về sổ sách là rất quan trọng nhằm phục vụ cho công tác giám sát, duy trì mã số cũng như truy xuất nguồn gốc khi trái cây có vấn đề ở nước nhập khẩu (dư lượng thuốc, dịch hại….).

Vệ sinh trên đồng ruộng: Yêu cầu xung quanh và bên trong vùng trồng phải sạch cỏ dại, đặc biệt là bao bì, chai lọ, túi nilon thuốc BVTV, phân bón, hoặc các loại giấy rác khác. Phải có 1 khu vực riêng để tập kết và tiêu hủy bao bì, chai lọ, túi nilon thuốc BVTV, phân bón, hoặc các loại giấy rác của cả vùng trồng.

Thành phần dịch hại trong vùng sản xuất: Cơ quan kiểm tra sẽ tiến hành điều tra, thu mẫu và giám định thành phần dịch hại đang có trên vùng trồng nông sản xuất khẩu. Vùng trồng chỉ được cấp mã khi không có loài dịch hại nào là đối tượng kiểm dịch thực vật (KDTV) của nước nhập khẩu theo kết quả của báo cáo phân tích nguy cơ dịch hại (PRA) hoặc tổ chức/cá nhân xin cấp mã phải có biện pháp kiểm soát và phòng trừ đảm bảo loài dịch hại đó không xuất hiện trên đồng ruộng. Cơ quan kiểm tra sẽ tiến hành kiểm tra định kỳ để giám sát vấn đề dịch hại.

Yêu cầu về sử dụng thuốc BVTV trong vùng trồng xuất khẩu: Vùng trồng nông sản xuất khẩu phải sử dụng 1 bộ thuốc BVTV (thuốc trừ bệnh, trừ sâu và thuốc cỏ) đảm bảo không chứa các hoạt chất hóa học mà nước nhập khẩu cấm sử dụng. Bộ thuốc sử dụng này phải được sự xác nhận của Chi cục Trồng trọt & BVTV địa phương.

Ghi nhật ký canh tác là rất quan trọng nhằm phục vụ cho công tác giám sát, duy trì mã số cũng như truy xuất nguồn gốc nông sản. (ảnh chụp màn hình app Canh tác thông minh

5. Thực trạng và giải pháp cho việc cấp và sử dụng mã số vùng trồng ở nước ta

Cho đến tháng 5/2023, cả nước có gần 6.500 vùng trồng được cấp mã số tại 53/63 tỉnh, thành phố và 1.600 cơ sở đóng gói tại 33 tỉnh, thành phố được cấp mã số nhà đóng gói. Là thị trường xuất khẩu lớn nhất của nước ta, tính đến nay, Tổng cục Hải quan Trung Quốc đã phê duyệt cho 246 mã số vùng trồng và 97 mã số cơ sở đóng gói sầu riêng đủ điều kiện xuất khẩu sang Trung Quốc. Nhiều hồ sơ vẫn còn tồn đọng tại Trung Quốc vì chưa đáp ứng được yêu cầu của nước nhập khẩu. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang tích cực tháo gỡ vướng mắc giúp đẩy nhanh tiến độ cấp mã vùng trồng. Tuy nhiên, sau khi được cấp mã số vùng trồng, đóng gói, nhiều cơ sở thiếu sự duy trì chất lượng, dẫn đến việc hơn 710 mã số vùng trồng bị thu hồi, tập trung chủ yếu ở các tỉnh Tiền Giang, Tây Ninh, Lâm Đồng, Bình Thuận…, trong đó phần lớn là nông sản xuất khẩu đi Trung Quốc. Nguyên nhân chủ yếu là nhiều địa phương chỉ chú ý đến các mã số cấp mới, chưa quan tâm tới việc duy trì, giám sát các mã số đã cấp, một số bị mạo danh mã số vùng trồng, mua bán mã số, mượn mã số vùng trồng. Điều này cũng ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu và hình ảnh của nông sản Việt Nam.

Hiện nay nhiều nước đã tăng cường tần suất giám sát mã vùng trồng, như Trung Quốc, việc giám sát diễn ra định kỳ hàng tuần đối với các tỉnh có sản lượng nhập khẩu lớn hoặc các cá nhân từng có lịch sử vi phạm. Một mã số vùng trồng để được cấp có thể phải kéo dài từ 6 tháng đến 1 năm. Việc bị thu hồi, sau đó xin đánh giá cấp lại có thể kéo dài đến vài năm. Vì vậy, việc này ngoài trực tiếp gây thiệt hại kinh tế cho các hợp tác xã (HTX), nhà vườn, còn ảnh hưởng tới hoạt động xuất khẩu hiện nay. Ngoài việc giám sát của cơ quan quản lý, chính doanh nghiệp và nông dân phải xem mã số vùng trồng như một loại tài sản và có ý thức tự bảo vệ, nếu phát hiện ra các hành vi sai phạm.

Hiện nay quy trình cấp mã số vùng trồng đã được ủy quyền cho địa phương. Điều này giúp giảm bớt thủ tục hành chính, giúp quá trình kiểm tra, giám sát và cấp chứng nhận thuận tiện hơn. Tuy nhiên các mã số vùng trồng không chỉ chịu sự giám sát của địa phương, mà còn phải chịu sự giám sát của cả nước nhập khẩu. Bên cạnh đó quy định quản lý sinh vật gây hại và ghi chép hồ sơ của nước nhập khẩu đang là điểm nghẽn khiến doanh nghiệp và nông dân chưa được cấp mã vùng. Chưa nhận thức đầy đủ về giá trị của việc được cấp mã số trong tiêu thụ nông sản, từ đó rất khó thuyết phục nông dân thay đổi phương thức, thói quen canh tác để đảm bảo các tiêu chuẩn, yêu cầu của thị trường nhập khẩu.

Để khắc phục những hạn chế này, cần thiết phải: (1) Tập huấn cho bà con nông dân và cán bộ nông nghiệp của xã nắm được các quy định của việc xây dựng mã số vùng trồng cũng như cơ sở đóng gói. (2) tiếp tục triển khai thiết lập các hồ sơ đăng ký cấp mã số vùng trồng, quản lý mã số vùng trồng và mã số nhà đóng gói một cách hiệu quả. (3) Tăng cường tổ chức sản xuất của nông dân tại các vùng được cấp mã số vùng trồng một cách tốt nhất từ quản lý vệ sinh vườn trồng, hồ sơ sổ sách về quản lý, ghi chép và theo dõi các loài sinh vật gây hại tại vườn. Đầu tư nhà kho và đảm bảo điều kiện môi trường vệ sinh. Như nhà kho bảo quản thuốc BVTV cần đảm bảo đúng quy định…

Hiện nay, mã số vùng trồng là một trong những yêu cầu bắt buộc để xuất khẩu nông sản chính ngạch sang hầu hết các thị trường nước ngoài. Đây là thách thức, song cũng là cơ hội cho nông sản Việt Nam. Làm tốt công tác cấp, quản lý mã số vùng trồng sẽ giúp nông sản Việt Nam có thị trường xuất khẩu ổn định, giá tốt, đem lại hiệu quả cao cho người trồng, các doanh nghiệp xuất khẩu, góp phần cho sự phát triển nông nghiệp và cho nền kinh tế Việt Nam.

 App Canh tác thông minh :

Hiện nay Công ty cổ phần phân bón Bình Điền đã xây dựng app Canh tác thông minh trên nền tảng điện thoại thông minh (android và IOS) cho nông dân với các tính năng:

- Ghi nhật ký canh tác để truy xuất nguồn gốc nông sản. (Điều kiện cần cho việc cấp Mã số vùng trồng).

- Tham khảo các quy trình canh tác nông nghiệp tiên tiến và thông minh.

- Cập nhật các tin tức nông nghiệp, thời vụ, giá cả nông sản và phân bón.

- Yêu cầu tư vấn, hỗ trợ và nhận được sự tư vấn - hỗ trợ từ các chuyên gia đầu ngành nông nghiệp.

- Tham khảo cách sử dụng phân bón Đầu Trâu tiết kiệm và hiệu quả.

- Kiểm tra và truy xuất nguồn gốc sản phẩm phân bón Đầu Trâu.

- Tìm kiếm các đại lý phân bón Đầu Trâu và lộ trình đến đại lý gần nơi mình sinh sống nhất.

 

Link cài đặt app Canh tác thông minh trên điện thoại Android và Iphone:


 

TS. Nguyễn Xuân Trường

 Viện trưởng Viện đào tạo quốc tế 

Đại học Tài chính – Marketing

 


 Hiện nay Công ty cổ phần phân bón Bình Điền đã xây dựng app Canh tác thông minh trên nền tảng điện thoại thông minh (android và IOS) cho nông dân với các tính năng:

- Ghi nhật ký canh tác để truy xuất nguồn gốc nông sản. (Điều kiện cần cho việc cấp Mã số vùng trồng).

- Tham khảo các quy trình canh tác nông nghiệp tiên tiến và thông minh.

- Cập nhật các tin tức nông nghiệp, thời vụ, giá cả nông sản và phân bón.

- Yêu cầu tư vấn, hỗ trợ và nhận được sự tư vấn - hỗ trợ từ các chuyên gia đầu ngành nông nghiệp.

- Tham khảo cách sử dụng phân bón Đầu Trâu tiết kiệm và hiệu quả.

- Kiểm tra và truy xuất nguồn gốc sản phẩm phân bón Đầu Trâu.

- Tìm kiếm các đại lý phân bón Đầu Trâu và lộ trình đến đại lý gần nơi mình sinh sống nhất.

Bảng giá nông sản

Hạt mắc ca70.000
Ca cao180.000
Cao su148.000
Gạo IR 50412.500
Cà phê125.600
Bơ sáp25.000
Sầu riêng Ri đẹp65.000
Điều40.000
Hồ tiêu119.000

[Xem tiếp]

Hỏi đáp

Bình Điền giải đáp các câu hỏi về việc sử dụng phân bón và phòng trừ sâu bệnh cho nhà nông.

Đặt câu hỏiXem câu hỏi

 

Tỷ giá Ngoại tệ

 


Top

TẢI ỨNG DỤNG CANH TÁC THÔNG MINH TẠI ĐÂY

MÃ SỐ VÙNG TRỒNG (PUC) – GIẤY THÔNG HÀNH CHO NÔNG SẢN VIỆT

Trong thương mại quốc tế, các quốc gia đặt ra các rào cản thương mại (technical barriers to trade) để hạn chế hoặc đảm bảo an toàn đối với hàng hoá từ nước ngoài nhập khẩu vào. Các rào cản thương mại này gồm các tiêu chuẩn, qui chuẩn kỹ thuật hoặc qui trình đánh giá sự phù hợp. Mã số vùng trồng có thể coi là một trong những yêu cầu đánh giá sự phù hợp, để đảm bảo rằng nông sản nhập khẩu được sản xuất phù hợp, đảm bảo chất lượng. Dựa theo yêu cầu kiểm dịch thực vật nhập khẩu, một số quốc gia ở châu Âu, Hoa Kỳ, Úc, Trung Quốc… yêu cầu nông sản của Việt Nam phải có mã số vùng trồng mới được phép xuất khẩu chính ngạch vào nước họ. Tại cửa khẩu, Hải quan nước nhập khẩu sẽ kiểm tra nguồn gốc các lô hàng thông qua mã số vùng trồng để truy xuất nguồn gốc. Nếu lô hàng không nằm trong các vùng trồng đã được cấp mã số thì sẽ bị từ chối nhập khẩu.

1. Mã số vùng trồng là gì?

Mã số vùng trồng (Production Unit Code – P.U.C) là mã số định danh cho một vùng trồng trọt nhằm theo dõi và kiểm soát tình hình sản xuất; kiểm soát chất lượng sản phẩm; truy xuất nguồn gốc sản phẩm cây trồng. Việc có mã số vùng trồng không những giúp truy xuất nguồn gốc mà còn đảm bảo sản xuất theo quy trình nhất định để đáp ứng yêu cầu của nước nhập khẩu, giúp nông dân ý thức được vấn đề sản xuất để đảm bảo chất lượng và giá thành sản phẩm.

2. Cơ quan cấp mã số vùng trồng

Theo khoản 3, Khoản 4, Điều 64 Luật Trồng trọt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) xây dựng lộ trình và hướng dẫn cấp mã số vùng trồng trên phạm vi toàn quốc; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức triển khai cấp mã số vùng trồng trên địa bàn theo lộ trình và hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Bộ NN&PTNT có thể uỷ quyền cho các địa phương cấp mã số vùng trồng.

3. Quy trình đăng ký cấp mã số vùng trồng

Quy trình đăng ký cấp mã số vùng trồng được thực hiện theo TCCS 774:2020/BVTV gồm 4 bước như sau:

Bước 1, Đăng ký thông tin kỹ thuật của vùng trồng: Tổ chức/cá nhân gửinộp tờ khai kỹ thuật đề nghị cấp mã số vùng trồng và các thông tin cần thiết tại Chi cục BVTV hoặc Chi cục Trồng trọt và BVTV tỉnh. Cục BVTV xem xét, rà soát các tài liệu do tổ chức/cá nhân đệ trình. Nếu các tài liệu cần thiết đã được đáp ứng thì sẽ thực hiện bước 2.

Bước 2, Kiểm tra thực địa: Cục BVTV hoặc Chi cục BVTV hay Chi cục Trồng trọt và BVTV tỉnh có trách nhiệm đi kiểm tra thực địa để xác định mức độ đáp ứng các yêu cầu làm căn cứ cấp mã số vùng trồng cho tổ chức/cá nhân đề nghị. Việc kiểm tra đánh giá thực địa sẽ bao gồm các công tác: khảo sát thực địa và lấy mẫu kiểm tra thành phần sinh vật gây hại. Trong trường hợp cần thiết theo yêu cầu của nước nhập khẩu, cán bộ của Cơ quan BVTV nước nhập khẩu có thể đi theo để cùng đánh giá.

Bước 3, Đánh giá kết quả kiểm tra thực địa: Đơn vị kiểm tra tiến hành kiểm tra hồ sơ và Biên bản kiểm tra thực địa. Trong trường hợp kết quả kiểm tra đạt yêu cầu thì chuyển sang bước 4. Trong trường hợp vùng trồng chưa đáp ứng được đầy đủ các tiêu chuẩn, Cục BVTV sẽ chỉ đạo các biện pháp khắc phục. Tổ chức/cá nhân xin cấp có thể tiếp tục đăng ký sau khi đã hoàn thiện các yêu cầu còn thiếu.

Bước 4, Phê duyệt mã số vùng trồng: Sau khi kiểm tra và khảo sát, nếu vùng trồng đáp ứng đầy đủ tất cả các tiêu chí kỹ thuật, Cục BVTV sẽ tiến hành cấp mã số vùng trồng và gửi thông tin chi tiết mã số đã cấp cho nước nhập khẩu. Sau khi được nước nhập khẩu phê duyệt, Cục BVTV sẽ thông báo và gửi mã số cho Chi cục BVTV hoặc Chi cục Trồng trọt và BVTV tỉnh để chủ động quản lý và giám sát vùng trồng đã được cấp mã số. Chi cục BVTV hoặc Chi cục Trồng trọt và BVTV tỉnh gửi thông báo cho tổ chức/cá nhân đề nghị cấp mã số về mã số đã được cấp. Riêng đối với thị trường Hoa Kỳ, Cơ quan BVTV của nước này sẽ cấp lại mã số IRADS (Irradiation Reporting and Accountability Database) dựa trên mã số P.U.C của Cục BVTV. Trường hợp xuất trái cây vào Hoa Kỳ, thùng hàng phải có đầy đủ thông tin của 2 loại mã số trên.

4. Thủ tục đăng ký cấp mã số vùng trồng

Giấy tờ: (1) Đơn xin cấp mã số vùng trồng; (2) Đối với doanh nghiệp, gửi đầy đủ thông tin cần thiết của người đại diện công ty (Căn cước công dân hoặc hộ chiếu), giấy đăng ký kinh doanh của công ty) với bản sao có công chứng; (3) Thông tin về người đại diện của vùng trồng xin cấp mã số (Căn cước công dân hoặc hộ chiếu), giấy chứng nhận qua lớp tập huấn về VietGAP) với bản sao có công chứng; (4) Giấy chứng nhận VietGAP cho vùng trồng xin cấp mã số (nếu có).

Diện tích và điều kiện canh tác: Diện tích vùng trồng có nằm trong khoảng từ 6 – 10 ha; không được quá 12 ha để tiện cho việc quản lý; Vùng trồng nông sản xuất khẩu có thể không có chứng nhận VietGAP hoặc chứng chỉ tương đương (GlobalGAP….) nhưng việc canh tác trong vùng phải tuân theo quy trình VietGAP hoặc các quy trình tương đương. Vùng trồng xin cấp mã số phải là vùng sản xuất tập trung, không có nhà dân hoặc chợ, chăn thả gia súc, gia cầm trong bên trong vùng trồng. Vùng trồng xin cấp mã số phải trồng duy nhất 1 loại giống. Không trồng xem các loại cây trồng cùng họ với cây trồng chính hoặc các cây ký chủ của các loài dịch hại là đối được kiểm dịch thực vật của nước nhập khẩu theo kết quả của báo cáo phân tích nguy cơ dịch hại (PRA).

Sổ sách ghi chép: Vùng trồng phải có sổ sách để đảm bảo việc ghi chép đầy đủ mọi tác động lên cây trồng trong 1 vụ canh tác (đốn tỉa, chăm sóc, bón phân, phun thuốc…) phải được ghi lại đầy đủ, rõ ràng. Nếu vùng trồng gồm nhiều hộ gia đình thì mỗi hộ trong vùng trồng phải có 1 quyển sổ ghi chép, người đại diện của vùng trồng phải có trách nhiệm tổng hợp thông tin từ sổ ghi chép của từng thành viên trong mã số và ghi lại vào sổ chính để trình cơ quan quản lý khi được yêu cầu. Yêu cầu về sổ sách là rất quan trọng nhằm phục vụ cho công tác giám sát, duy trì mã số cũng như truy xuất nguồn gốc khi trái cây có vấn đề ở nước nhập khẩu (dư lượng thuốc, dịch hại….).

Vệ sinh trên đồng ruộng: Yêu cầu xung quanh và bên trong vùng trồng phải sạch cỏ dại, đặc biệt là bao bì, chai lọ, túi nilon thuốc BVTV, phân bón, hoặc các loại giấy rác khác. Phải có 1 khu vực riêng để tập kết và tiêu hủy bao bì, chai lọ, túi nilon thuốc BVTV, phân bón, hoặc các loại giấy rác của cả vùng trồng.

Thành phần dịch hại trong vùng sản xuất: Cơ quan kiểm tra sẽ tiến hành điều tra, thu mẫu và giám định thành phần dịch hại đang có trên vùng trồng nông sản xuất khẩu. Vùng trồng chỉ được cấp mã khi không có loài dịch hại nào là đối tượng kiểm dịch thực vật (KDTV) của nước nhập khẩu theo kết quả của báo cáo phân tích nguy cơ dịch hại (PRA) hoặc tổ chức/cá nhân xin cấp mã phải có biện pháp kiểm soát và phòng trừ đảm bảo loài dịch hại đó không xuất hiện trên đồng ruộng. Cơ quan kiểm tra sẽ tiến hành kiểm tra định kỳ để giám sát vấn đề dịch hại.

Yêu cầu về sử dụng thuốc BVTV trong vùng trồng xuất khẩu: Vùng trồng nông sản xuất khẩu phải sử dụng 1 bộ thuốc BVTV (thuốc trừ bệnh, trừ sâu và thuốc cỏ) đảm bảo không chứa các hoạt chất hóa học mà nước nhập khẩu cấm sử dụng. Bộ thuốc sử dụng này phải được sự xác nhận của Chi cục Trồng trọt & BVTV địa phương.

Ghi nhật ký canh tác là rất quan trọng nhằm phục vụ cho công tác giám sát, duy trì mã số cũng như truy xuất nguồn gốc nông sản. (ảnh chụp màn hình app Canh tác thông minh

5. Thực trạng và giải pháp cho việc cấp và sử dụng mã số vùng trồng ở nước ta

Cho đến tháng 5/2023, cả nước có gần 6.500 vùng trồng được cấp mã số tại 53/63 tỉnh, thành phố và 1.600 cơ sở đóng gói tại 33 tỉnh, thành phố được cấp mã số nhà đóng gói. Là thị trường xuất khẩu lớn nhất của nước ta, tính đến nay, Tổng cục Hải quan Trung Quốc đã phê duyệt cho 246 mã số vùng trồng và 97 mã số cơ sở đóng gói sầu riêng đủ điều kiện xuất khẩu sang Trung Quốc. Nhiều hồ sơ vẫn còn tồn đọng tại Trung Quốc vì chưa đáp ứng được yêu cầu của nước nhập khẩu. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang tích cực tháo gỡ vướng mắc giúp đẩy nhanh tiến độ cấp mã vùng trồng. Tuy nhiên, sau khi được cấp mã số vùng trồng, đóng gói, nhiều cơ sở thiếu sự duy trì chất lượng, dẫn đến việc hơn 710 mã số vùng trồng bị thu hồi, tập trung chủ yếu ở các tỉnh Tiền Giang, Tây Ninh, Lâm Đồng, Bình Thuận…, trong đó phần lớn là nông sản xuất khẩu đi Trung Quốc. Nguyên nhân chủ yếu là nhiều địa phương chỉ chú ý đến các mã số cấp mới, chưa quan tâm tới việc duy trì, giám sát các mã số đã cấp, một số bị mạo danh mã số vùng trồng, mua bán mã số, mượn mã số vùng trồng. Điều này cũng ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu và hình ảnh của nông sản Việt Nam.

Hiện nay nhiều nước đã tăng cường tần suất giám sát mã vùng trồng, như Trung Quốc, việc giám sát diễn ra định kỳ hàng tuần đối với các tỉnh có sản lượng nhập khẩu lớn hoặc các cá nhân từng có lịch sử vi phạm. Một mã số vùng trồng để được cấp có thể phải kéo dài từ 6 tháng đến 1 năm. Việc bị thu hồi, sau đó xin đánh giá cấp lại có thể kéo dài đến vài năm. Vì vậy, việc này ngoài trực tiếp gây thiệt hại kinh tế cho các hợp tác xã (HTX), nhà vườn, còn ảnh hưởng tới hoạt động xuất khẩu hiện nay. Ngoài việc giám sát của cơ quan quản lý, chính doanh nghiệp và nông dân phải xem mã số vùng trồng như một loại tài sản và có ý thức tự bảo vệ, nếu phát hiện ra các hành vi sai phạm.

Hiện nay quy trình cấp mã số vùng trồng đã được ủy quyền cho địa phương. Điều này giúp giảm bớt thủ tục hành chính, giúp quá trình kiểm tra, giám sát và cấp chứng nhận thuận tiện hơn. Tuy nhiên các mã số vùng trồng không chỉ chịu sự giám sát của địa phương, mà còn phải chịu sự giám sát của cả nước nhập khẩu. Bên cạnh đó quy định quản lý sinh vật gây hại và ghi chép hồ sơ của nước nhập khẩu đang là điểm nghẽn khiến doanh nghiệp và nông dân chưa được cấp mã vùng. Chưa nhận thức đầy đủ về giá trị của việc được cấp mã số trong tiêu thụ nông sản, từ đó rất khó thuyết phục nông dân thay đổi phương thức, thói quen canh tác để đảm bảo các tiêu chuẩn, yêu cầu của thị trường nhập khẩu.

Để khắc phục những hạn chế này, cần thiết phải: (1) Tập huấn cho bà con nông dân và cán bộ nông nghiệp của xã nắm được các quy định của việc xây dựng mã số vùng trồng cũng như cơ sở đóng gói. (2) tiếp tục triển khai thiết lập các hồ sơ đăng ký cấp mã số vùng trồng, quản lý mã số vùng trồng và mã số nhà đóng gói một cách hiệu quả. (3) Tăng cường tổ chức sản xuất của nông dân tại các vùng được cấp mã số vùng trồng một cách tốt nhất từ quản lý vệ sinh vườn trồng, hồ sơ sổ sách về quản lý, ghi chép và theo dõi các loài sinh vật gây hại tại vườn. Đầu tư nhà kho và đảm bảo điều kiện môi trường vệ sinh. Như nhà kho bảo quản thuốc BVTV cần đảm bảo đúng quy định…

Hiện nay, mã số vùng trồng là một trong những yêu cầu bắt buộc để xuất khẩu nông sản chính ngạch sang hầu hết các thị trường nước ngoài. Đây là thách thức, song cũng là cơ hội cho nông sản Việt Nam. Làm tốt công tác cấp, quản lý mã số vùng trồng sẽ giúp nông sản Việt Nam có thị trường xuất khẩu ổn định, giá tốt, đem lại hiệu quả cao cho người trồng, các doanh nghiệp xuất khẩu, góp phần cho sự phát triển nông nghiệp và cho nền kinh tế Việt Nam.

 App Canh tác thông minh :

Hiện nay Công ty cổ phần phân bón Bình Điền đã xây dựng app Canh tác thông minh trên nền tảng điện thoại thông minh (android và IOS) cho nông dân với các tính năng:

- Ghi nhật ký canh tác để truy xuất nguồn gốc nông sản. (Điều kiện cần cho việc cấp Mã số vùng trồng).

- Tham khảo các quy trình canh tác nông nghiệp tiên tiến và thông minh.

- Cập nhật các tin tức nông nghiệp, thời vụ, giá cả nông sản và phân bón.

- Yêu cầu tư vấn, hỗ trợ và nhận được sự tư vấn - hỗ trợ từ các chuyên gia đầu ngành nông nghiệp.

- Tham khảo cách sử dụng phân bón Đầu Trâu tiết kiệm và hiệu quả.

- Kiểm tra và truy xuất nguồn gốc sản phẩm phân bón Đầu Trâu.

- Tìm kiếm các đại lý phân bón Đầu Trâu và lộ trình đến đại lý gần nơi mình sinh sống nhất.

 

Link cài đặt app Canh tác thông minh trên điện thoại Android và Iphone:


 

TS. Nguyễn Xuân Trường

 Viện trưởng Viện đào tạo quốc tế 

Đại học Tài chính – Marketing

 


 Hiện nay Công ty cổ phần phân bón Bình Điền đã xây dựng app Canh tác thông minh trên nền tảng điện thoại thông minh (android và IOS) cho nông dân với các tính năng:

- Ghi nhật ký canh tác để truy xuất nguồn gốc nông sản. (Điều kiện cần cho việc cấp Mã số vùng trồng).

- Tham khảo các quy trình canh tác nông nghiệp tiên tiến và thông minh.

- Cập nhật các tin tức nông nghiệp, thời vụ, giá cả nông sản và phân bón.

- Yêu cầu tư vấn, hỗ trợ và nhận được sự tư vấn - hỗ trợ từ các chuyên gia đầu ngành nông nghiệp.

- Tham khảo cách sử dụng phân bón Đầu Trâu tiết kiệm và hiệu quả.

- Kiểm tra và truy xuất nguồn gốc sản phẩm phân bón Đầu Trâu.

- Tìm kiếm các đại lý phân bón Đầu Trâu và lộ trình đến đại lý gần nơi mình sinh sống nhất.

Hotline 1900 6613 Chat với chúng tôi qua Messenger Chat với chúng tôi qua Zalo Fanpage Bình Điền BFC Kênh Youtube Bình Điền BFC