Dự báo dịch hại trên lúa hè thu 2023 ở ĐBSCL

Tình hình rầy nâu

Do cuối vụ đông xuân nguồn rầy nâu ở hầu hết các địa phương có mật số rất thấp nên sự di trú của rầy nâu đầu vụ hè thu cũng thấp, các luồng di trú không xa, đa phần là nguồn rầy tại chỗ. Diện tích “gieo sạ đồng loạt né rầy” của nông dân vẫn còn ứng dụng khá nhiều trên diện rộng, tỷ lệ bệnh vàng lùn - lùn xoắn lá thấp.

Để quản lý rầy nâu trong vụ lúa hè thu 2023 với diện tích đã xuống giống cần áp dụng “Không phun thuốc trừ sâu sớm vào trong giai đoạn 40 ngày sau sạ”, “IPM và IPHM” khi có rầy nâu xuất hiện cần theo dõi mật số và giai đoạn sinh sản, phun trừ rầy khi cần thiết theo “Ngưỡng hành động của Cục BVTV”, chú ý khi rầy nâu nở rộ từ tuổi 1 đến tuổi 3 với mật số cao.

Bọ trĩ

Đầu vụ hè thu mưa ít và muộn, nắng hạn kéo dài, bọ trĩ phát triển khá nhanh, ruộng lúa thiếu nước nên bọ trĩ tấn công mạnh, làm cho mạ kém phát triển.

Cần tăng cường bón phân Đầu Trâu Mặn-Phèn vì có lân và canxi làm hạ phèn nhanh trong điều kiện nắng nóng, ruộng thiếu nước dễ xì phèn. Silic làm cứng nhu mô lá ngăn cản bọ trĩ tấn công. Khi có nước, cần quản lý ruộng đủ nước bón phân Đầu Trâu TE A1 theo công thức bón bình thường.

Cần tăng cường bón phân Đầu Trâu Mặn-Phèn vì có lân và canxi làm hạ phèn nhanh. Ảnh: Văn Chiến.

Muỗi hành (sâu năn)

Hai thời điểm muỗi hành tấn công mạnh là mạ và đẻ nhánh. Giai đoạn mạ cần tăng cường bón lân nền (60kg P2O5/ha) vì khi tăng cường lân, tỷ lệ gây hại của muỗi hành giảm. Giai đoạn mạ cây có sức đền bù khỏe. Vào giai đoạn đẻ nhánh biện pháp “bảo tồn thiên địch” đầu vụ rất quan trọng, nếu ngay từ đầu được áp dụng chỉ cần thiên địch là ong ký sinh (ký sinh ấu trùng) và (ký sinh nhộng). Ngoài ra, còn có nhiều loài ăn bắt mồi khác như các loài nhện, chuồn chuồn.

Nên lưu ý rằng, muỗi hành trưởng thành sống bình quân chỉ có 2,5 ngày nên rất khó dự báo và phun ngừa sẽ không hiệu quả và tốn kém. Ở những ruộng có tỷ lệ hại trên 30% lệ chồi, bón thêm phân để cây lúa có khả năng đền bù và phục hồi chồi hữu hiệu mới sẽ không bị ảnh hưởng đến năng suất.

Rầy phấn trắng

Do ấu trùng của rầy phấn trắng ở dưới mặt lá rất khó phát hiện, chúng phân bố đều trong ruộng, khi ấu trùng có mật số cao chúng xuống luôn cả bẹ lá, chích hút nhựa của cây lúa làm cho lá bị vàng.

Khi bà con không biết, thường bón phân thêm, nhưng như vậy càng vàng sậm cả ruộng, lúc này phòng trị là quá muộn.

Khi nhìn thấy rầy phấn trắng trưởng thành bay lại càng khó phòng trị vì chúng linh hoạt và bay theo gió rất nhanh. Ở giai đoạn lúa đòng đòng chúng gây ra hiện tượng “xiết cổ lá”, đặc biệt là lá cờ, về sau bông lúa trổ bị nghẹn đòng, ảnh hưởng năng suất.

 

Cách ngăn ngừa khi cần thiết là sử dụng thuốc lưu dẫn cộng thêm 0,2% dầu khoáng, hiệu quả phòng trừ sẽ tăng cao.

Chuột đồng gây hại

Ở ĐBSCL chuột đồng hay chuột cơm và chuột đồng nhỏ chiếm khoảng 75%, các loài còn lại như chuột nhà (không đào hang, chủ yếu phá hại trái cây như dừa, ca cao, đu đủ…) cũng có mặt ở ruộng lúa. Nông dân có nhiều cách bắt chuột rất phong phú, cần thiết nên dùng “bẫy chuột cộng đồng” và tiến hành sớm ngay đầu vụ.

Bệnh đạo ôn và bệnh cháy bìa lá do vi khuẩn và vàng lá chín sớm

Vì vụ hè thu nằm trong mùa mưa bão nên ẩm độ không khí luôn khá cao, đặc biệt là những ngày có mưa dầm hay bão làm lúa đổ ngã. Bệnh đạo ôn, bệnh cháy bìa lá và vàng lá chín sớm, sẽ xuất hiện ở giai đoạn đẻ nhánh rộ, đạo ôn trên cổ bông lúc lúa trổ. Các biện pháp phòng trừ khi thấy bệnh xuất hiện, còn trên cổ bông và lem lép hạt thì phun ngừa.

Xử lý thuốc để phòng trừ sâu đục thân đúng thời điểm. Đồ hoạ: Văn Chiến.

Sâu đục thân

Loài sâu đục thân hiện nay tấn công trên lúa là chủ yếu hay còn gọi là sâu đục thân 2 chấm. Thời gian vừa qua đã xuất hiện khá rộng ở nhiều tỉnh thuộc ĐBSCL nhưng nông dân phản ánh là phòng trị không hiệu quả.

Trứng được đẻ trên phiến lá gần chóp lá, mỗi ổ trứng có số lượng từ 5 đến 150 trứng, ổ trứng có hình bầu dục bên ngoài có lông che phủ màu vàng nhạt, sau khi đẻ từ 5-7 ngày trứng nở.

Ấu trùng sau khi nở liền phát tán, xuống theo thân cây lúa từ 1-2 giờ, chúng cũng có thể nhả tơ treo mình nhờ gió phát tán qua cây lúa kế cận.

Chúng chui vào bẹ lá ăn mô xanh của bẹ khoảng 2-3 ngày, sau đó đến tuổi 2 hoặc tuổi 3 mới đục lỗ chui vào thân nằm sống trong lóng của cây lúa và ăn phía trong phần mô của bẹ lá. Do vậy, khi bà con nông dân thấy triệu chứng chết đọt hay bông bạc là cây lúa đã hư dù cho thuốc có hiệu quả.

Cách phòng trừ sâu đục thân hiệu quả nhất là thu thập khoảng 4 hay 6 ổ trứng mang về để vào ly hay lọ, cho bông hay giấy thấm vào để giữ ẩm độ, lấy vải màng bao nắp lại và quan sát mỗi ngày.

Nếu khoảng 50% số ổ bị ký sinh thì không cần phun thuốc, còn nếu trứng không bị ký sinh mà nở ra ấu trùng thì ngày hôm sau tiến hành phun thuốc do sâu tuổi 1 còn nằm bên ngoài, “phun đúng lúc” hiệu quả sẽ cao và chồi hay bông lúa chưa bị hại.

 



Bảng giá nông sản

Hạt mắc ca70.000
Ca cao180.000
Cao su148.000
Gạo IR 50412.500
Cà phê125.600
Bơ sáp25.000
Sầu riêng Ri đẹp65.000
Điều40.000
Hồ tiêu119.000

[Xem tiếp]

Hỏi đáp

Bình Điền giải đáp các câu hỏi về việc sử dụng phân bón và phòng trừ sâu bệnh cho nhà nông.

Đặt câu hỏiXem câu hỏi

 

Tỷ giá Ngoại tệ

 


Top

TẢI ỨNG DỤNG CANH TÁC THÔNG MINH TẠI ĐÂY

Dự báo dịch hại trên lúa hè thu 2023 ở ĐBSCL

Tình hình rầy nâu

Do cuối vụ đông xuân nguồn rầy nâu ở hầu hết các địa phương có mật số rất thấp nên sự di trú của rầy nâu đầu vụ hè thu cũng thấp, các luồng di trú không xa, đa phần là nguồn rầy tại chỗ. Diện tích “gieo sạ đồng loạt né rầy” của nông dân vẫn còn ứng dụng khá nhiều trên diện rộng, tỷ lệ bệnh vàng lùn - lùn xoắn lá thấp.

Để quản lý rầy nâu trong vụ lúa hè thu 2023 với diện tích đã xuống giống cần áp dụng “Không phun thuốc trừ sâu sớm vào trong giai đoạn 40 ngày sau sạ”, “IPM và IPHM” khi có rầy nâu xuất hiện cần theo dõi mật số và giai đoạn sinh sản, phun trừ rầy khi cần thiết theo “Ngưỡng hành động của Cục BVTV”, chú ý khi rầy nâu nở rộ từ tuổi 1 đến tuổi 3 với mật số cao.

Bọ trĩ

Đầu vụ hè thu mưa ít và muộn, nắng hạn kéo dài, bọ trĩ phát triển khá nhanh, ruộng lúa thiếu nước nên bọ trĩ tấn công mạnh, làm cho mạ kém phát triển.

Cần tăng cường bón phân Đầu Trâu Mặn-Phèn vì có lân và canxi làm hạ phèn nhanh trong điều kiện nắng nóng, ruộng thiếu nước dễ xì phèn. Silic làm cứng nhu mô lá ngăn cản bọ trĩ tấn công. Khi có nước, cần quản lý ruộng đủ nước bón phân Đầu Trâu TE A1 theo công thức bón bình thường.

Cần tăng cường bón phân Đầu Trâu Mặn-Phèn vì có lân và canxi làm hạ phèn nhanh. Ảnh: Văn Chiến.

Muỗi hành (sâu năn)

Hai thời điểm muỗi hành tấn công mạnh là mạ và đẻ nhánh. Giai đoạn mạ cần tăng cường bón lân nền (60kg P2O5/ha) vì khi tăng cường lân, tỷ lệ gây hại của muỗi hành giảm. Giai đoạn mạ cây có sức đền bù khỏe. Vào giai đoạn đẻ nhánh biện pháp “bảo tồn thiên địch” đầu vụ rất quan trọng, nếu ngay từ đầu được áp dụng chỉ cần thiên địch là ong ký sinh (ký sinh ấu trùng) và (ký sinh nhộng). Ngoài ra, còn có nhiều loài ăn bắt mồi khác như các loài nhện, chuồn chuồn.

Nên lưu ý rằng, muỗi hành trưởng thành sống bình quân chỉ có 2,5 ngày nên rất khó dự báo và phun ngừa sẽ không hiệu quả và tốn kém. Ở những ruộng có tỷ lệ hại trên 30% lệ chồi, bón thêm phân để cây lúa có khả năng đền bù và phục hồi chồi hữu hiệu mới sẽ không bị ảnh hưởng đến năng suất.

Rầy phấn trắng

Do ấu trùng của rầy phấn trắng ở dưới mặt lá rất khó phát hiện, chúng phân bố đều trong ruộng, khi ấu trùng có mật số cao chúng xuống luôn cả bẹ lá, chích hút nhựa của cây lúa làm cho lá bị vàng.

Khi bà con không biết, thường bón phân thêm, nhưng như vậy càng vàng sậm cả ruộng, lúc này phòng trị là quá muộn.

Khi nhìn thấy rầy phấn trắng trưởng thành bay lại càng khó phòng trị vì chúng linh hoạt và bay theo gió rất nhanh. Ở giai đoạn lúa đòng đòng chúng gây ra hiện tượng “xiết cổ lá”, đặc biệt là lá cờ, về sau bông lúa trổ bị nghẹn đòng, ảnh hưởng năng suất.

 

Cách ngăn ngừa khi cần thiết là sử dụng thuốc lưu dẫn cộng thêm 0,2% dầu khoáng, hiệu quả phòng trừ sẽ tăng cao.

Chuột đồng gây hại

Ở ĐBSCL chuột đồng hay chuột cơm và chuột đồng nhỏ chiếm khoảng 75%, các loài còn lại như chuột nhà (không đào hang, chủ yếu phá hại trái cây như dừa, ca cao, đu đủ…) cũng có mặt ở ruộng lúa. Nông dân có nhiều cách bắt chuột rất phong phú, cần thiết nên dùng “bẫy chuột cộng đồng” và tiến hành sớm ngay đầu vụ.

Bệnh đạo ôn và bệnh cháy bìa lá do vi khuẩn và vàng lá chín sớm

Vì vụ hè thu nằm trong mùa mưa bão nên ẩm độ không khí luôn khá cao, đặc biệt là những ngày có mưa dầm hay bão làm lúa đổ ngã. Bệnh đạo ôn, bệnh cháy bìa lá và vàng lá chín sớm, sẽ xuất hiện ở giai đoạn đẻ nhánh rộ, đạo ôn trên cổ bông lúc lúa trổ. Các biện pháp phòng trừ khi thấy bệnh xuất hiện, còn trên cổ bông và lem lép hạt thì phun ngừa.

Xử lý thuốc để phòng trừ sâu đục thân đúng thời điểm. Đồ hoạ: Văn Chiến.

Sâu đục thân

Loài sâu đục thân hiện nay tấn công trên lúa là chủ yếu hay còn gọi là sâu đục thân 2 chấm. Thời gian vừa qua đã xuất hiện khá rộng ở nhiều tỉnh thuộc ĐBSCL nhưng nông dân phản ánh là phòng trị không hiệu quả.

Trứng được đẻ trên phiến lá gần chóp lá, mỗi ổ trứng có số lượng từ 5 đến 150 trứng, ổ trứng có hình bầu dục bên ngoài có lông che phủ màu vàng nhạt, sau khi đẻ từ 5-7 ngày trứng nở.

Ấu trùng sau khi nở liền phát tán, xuống theo thân cây lúa từ 1-2 giờ, chúng cũng có thể nhả tơ treo mình nhờ gió phát tán qua cây lúa kế cận.

Chúng chui vào bẹ lá ăn mô xanh của bẹ khoảng 2-3 ngày, sau đó đến tuổi 2 hoặc tuổi 3 mới đục lỗ chui vào thân nằm sống trong lóng của cây lúa và ăn phía trong phần mô của bẹ lá. Do vậy, khi bà con nông dân thấy triệu chứng chết đọt hay bông bạc là cây lúa đã hư dù cho thuốc có hiệu quả.

Cách phòng trừ sâu đục thân hiệu quả nhất là thu thập khoảng 4 hay 6 ổ trứng mang về để vào ly hay lọ, cho bông hay giấy thấm vào để giữ ẩm độ, lấy vải màng bao nắp lại và quan sát mỗi ngày.

Nếu khoảng 50% số ổ bị ký sinh thì không cần phun thuốc, còn nếu trứng không bị ký sinh mà nở ra ấu trùng thì ngày hôm sau tiến hành phun thuốc do sâu tuổi 1 còn nằm bên ngoài, “phun đúng lúc” hiệu quả sẽ cao và chồi hay bông lúa chưa bị hại.

 



Hotline 1900 6613 Chat với chúng tôi qua Messenger Chat với chúng tôi qua Zalo Fanpage Bình Điền BFC Kênh Youtube Bình Điền BFC