Bón phân Đầu Trâu cho cây chè miền Bắc

1. Nhu cầu dinh dưỡng của cây chè: Chè cần rất nhiều chất dinh dưỡng, mỗi chất có vai trò quan trọng nhất định với sinh trưởng, phát triển, năng suất và chất lượng chè. - Đạm (N): Là thành phần của chất hữu cơ, diệp lục tố, nguyên sinh chất, axit nucleic, protein. Đạm giúp tăng chiều cao cây, ra nhiều lá và búp mới, tăng năng suất chè. Thiếu đạm: Cây sinh trưởng phát triển kém, ít nảy đọt, búp non có màu xanh nhạt, xanh vàng đến ửng đỏ, năng suất thấp. - Lân (P): Là thành phần của phosphatides, axit nucleic, protein… quan trọng trong quá trình trao đổi năng lượng và protein. Lân cần thiết cho sự phát triển của bộ rễ, kích thích chồi mới, tăng khả năng chịu hạn, tăng tuổi thọ của cây, tăng năng suất và lượng đường hòa tan và tanin, tăng chất lượng chè. Thiếu lân: Lá có màu xanh đục mờ không sáng bóng, thân cây mảnh, rễ kém phát triển, khả năng hấp thu đạm kém. Chè thiếu lân trầm trọng sẽ bị trụi cành, năng suất và chất lượng đều thấp. - Kali (K): Hoạt hóa enzim liên quan đến quang hợp, tổng hợp hydratcarbon, protein, điều chỉnh pH và nước ở khí khổng. Giúp cây cứng chắc, tăng khả năng chống chịu sâu bệnh, rét và hạn, giảm khô lá và rụng lá già, tăng năng suất và tăng độ ngọt, độ đậm trong chè búp. Thiếu kali: Cây sinh trưởng chậm, mép và chóp lá có màu xám hay nâu nhạt sau khô dần, lá già rụng sớm, lá non ngày càng nhỏ, dễ bị sâu bệnh. Búp thưa, vỏ cây có màng trắng bạc, cây chậm ra búp, năng suất thấp, chè kém ngọt, chất lượng giảm. - Lưu huỳnh (S): Là thành phần của các axit amin chứa S và vitamin, biotin, thiamin và coenzim A. Giúp cho cấu trúc protein vững chắc, tăng năng suất, chất lượng chè. Thiếu lưu huỳnh: Xuất hiện vệt vàng nhạt giữa gân các lá non, trong giai đoạn phát triển thiếu lưu huỳnh lá trở nên vàng, khô dần và rụng, năng suất và chất lượng đều thấp. Trong một số trường hợp, thiếu lưu huỳnh làm cây chết non. - Magiê (Mg): Cấu tạo diệp lục tố, enzim chuyển hóa hydratcarbon và axit nucleic. Thúc đẩy hấp thụ, vận chuyển lân và đường trong cây, giúp cây cứng chắc và phát triển cân đối, tăng năng suất và chất lượng chè khô. Thiếu magiê: Xuất hiện những vệt màu xanh tối hình tam giác ở giữa lá, lá già dần chuyển vàng, hạn chế khả năng ra búp, năng suất thấp, chất lượng chè khô giảm. - Canxi (Ca): Cần cho sự phân chia tế bào, duy trì cấu trúc nhiễm sắc thể, hoạt hóa enzim, giải độc axit hữu cơ. Giúp cây cứng cáp, tăng khả năng chống chịu sâu bệnh, và điều kiện thời tiết bất thuận, tăng năng suất và độ dầy của lá, độ lớn của búp, tăng năng suất và chất lượng chè khô. - Đồng (Cu): Là thành phần của men cytochrome oxydase, ascorbic, axit axidase, phenolase, lactase, xúc tiến quá trình hình thành vitamin A, tăng sức chống chịuu sâu bệnh, tăng năng suất và chất lượng chè. Thiếu đồng: Cây sinh trưởng phát triển kém, dễ bị nấm bệnh tấn công. Chè thiếu đồng khi hàm lượng đồng trong lá < 12ppm. - Kẽm (Zn): Là thành phần của men metallo-enzimes-carbonic, anhydrase, anxohol dehydrogenase, quan trọng trong tổng hợp axit indol acetic, axit nucleic và protein, tăng khả năng sử dụng lân và đạm của cây. Thúc đẩy sinh trưởng, phát triển, tăng năng suất và chất lượng chè. Thiếu kẽm: Cây lùn, còi cọc, lá chuyển dần bạc trắng, số búp ít. - Sắt (Fe): Là thành phần của nhiều enzim, quan trọng trong chuyển hóa axit nucleic, RNA, diệp lục tố. Tăng sinh trưởng và sức ra búp, tăng năng suất và chất lượng chè. -Mangan (Mn): Là thành phần của pyruvate carboxylase, liên quan đến phản ứng enzim, hô hấp, chuyển hóa đạm và sự tổng hợp diệp lục tố. Kiểm soát thế oxyhóa- khử trong tế bào. Giúp tăng khả năng ra lá, ra búp, tăng năng suất và chất lượng chè khô. - Bo (B): Cần cho sự phân chia tế bào, tổng hợp protein, lignin trong cây, tăng khả năng thấm ở màng tế bào và vận chuyển hydrat carbon. Tăng độ dẻo của búp, giảm rụng lá, tăng năng suất và chất lượng chè. - Molypđen (Mo): Là thành phần của men nitrogenase, cần cho vi khuẩn Rhizobium cố định đạm, tăng hiệu suất sử dụng đạm, tăng năng suất và chất lượng chè. - Clo (Cl): Là thành phần của axit auxin chloindole-3 acetic, kích thích sự hoạt động của enzim và chuyển hóa hydrat carbon, khả năng giữ nước của cây, tăng năng suất và chất lượng chè. - Nhôm (Al) và Natri (Na): Ảnh hưởng tốt đến hương thơm và vị đậm của chè. Tăng năng suất và nâng cao phẩm cấp của chè búp khô. Trong 100kg búp chè có chứa 4kg N + 1,15kg P2O5 + 2,4kg K2O, tuy nhiên để tạo ra 100kg chè thương phẩm, lượng dinh dưỡng cần rất lớn (bảng 1). Chè cần nhiều đạm nhất sau tới lân, kali và các chất trung vi lượng. Chè là cây khá khác biệt so với các cây khác đó là có nhu cầu cao về nhôm, natri, sắt và mangan. 2. Bón phân Đầu Trâu cho cây chè * Chè kiến thiết cơ bản - Bón lót:: Lót khi trồng 0,7-1 tấn phân chuồng/sào + 0,05-0,1kg NPK 16-8-8+TE Đầu Trâu/cây.Trộn phân với lớp đất mặt, lấp hố trước khi trồng 1-2 tuần. Khi trồng xới đất lên đặt cây, lấp đất, lèn chặt. - Bón thúc: Lượng bón 5-10 kg NPK 16-8-8+TE Đầu Trâu/sào/lần tuỳ theo tuổi cây. Bón thúc 3-4 lần/năm. * Chè kinh doanh Lượng phân cho chè kinh doanh tuỳ theo mức năng suất. Năng suất cao cần bón nhiều phân, năng suất thấp bón ít hơn. Định mức bón 10-15 kg NPK 16-8-8+TE Đầu Trâu/sào/lần. Bón 3-4 lần/năm. Có thể bón kết hợp xới đất làm cỏ với bón phân hoặc xẻ rãnh giữa hàng, rải phân rồi lấp đất. Phun phân bón lá Đầu Trâu 001 định kỳ sau mỗi lứa hái có tác dụng thúc đẩy ra búp mới, tăng cao năng suất và chất lượng chè. Phân chuồng định kỳ 3 năm bón 1 lần với lượng 0,5-1 tấn/sào, bón ngay sau khi đốn đau. Cần xới đất sâu tạo rãnh quanh tán hoặc giữa 2 hàng rồi rải phân chuồng và lấp một lớp đất mỏng để giữ ẩm cho chè trong mùa khô.

Bảng giá nông sản

Hạt mắc ca70.000
Ca cao180.000
Cao su148.000
Gạo IR 50412.500
Cà phê125.600
Bơ sáp25.000
Sầu riêng Ri đẹp65.000
Điều40.000
Hồ tiêu119.000

[Xem tiếp]

Hỏi đáp

Bình Điền giải đáp các câu hỏi về việc sử dụng phân bón và phòng trừ sâu bệnh cho nhà nông.

Đặt câu hỏiXem câu hỏi

 

Tỷ giá Ngoại tệ

 


Top

TẢI ỨNG DỤNG CANH TÁC THÔNG MINH TẠI ĐÂY

Bón phân Đầu Trâu cho cây chè miền Bắc

1. Nhu cầu dinh dưỡng của cây chè: Chè cần rất nhiều chất dinh dưỡng, mỗi chất có vai trò quan trọng nhất định với sinh trưởng, phát triển, năng suất và chất lượng chè. - Đạm (N): Là thành phần của chất hữu cơ, diệp lục tố, nguyên sinh chất, axit nucleic, protein. Đạm giúp tăng chiều cao cây, ra nhiều lá và búp mới, tăng năng suất chè. Thiếu đạm: Cây sinh trưởng phát triển kém, ít nảy đọt, búp non có màu xanh nhạt, xanh vàng đến ửng đỏ, năng suất thấp. - Lân (P): Là thành phần của phosphatides, axit nucleic, protein… quan trọng trong quá trình trao đổi năng lượng và protein. Lân cần thiết cho sự phát triển của bộ rễ, kích thích chồi mới, tăng khả năng chịu hạn, tăng tuổi thọ của cây, tăng năng suất và lượng đường hòa tan và tanin, tăng chất lượng chè. Thiếu lân: Lá có màu xanh đục mờ không sáng bóng, thân cây mảnh, rễ kém phát triển, khả năng hấp thu đạm kém. Chè thiếu lân trầm trọng sẽ bị trụi cành, năng suất và chất lượng đều thấp. - Kali (K): Hoạt hóa enzim liên quan đến quang hợp, tổng hợp hydratcarbon, protein, điều chỉnh pH và nước ở khí khổng. Giúp cây cứng chắc, tăng khả năng chống chịu sâu bệnh, rét và hạn, giảm khô lá và rụng lá già, tăng năng suất và tăng độ ngọt, độ đậm trong chè búp. Thiếu kali: Cây sinh trưởng chậm, mép và chóp lá có màu xám hay nâu nhạt sau khô dần, lá già rụng sớm, lá non ngày càng nhỏ, dễ bị sâu bệnh. Búp thưa, vỏ cây có màng trắng bạc, cây chậm ra búp, năng suất thấp, chè kém ngọt, chất lượng giảm. - Lưu huỳnh (S): Là thành phần của các axit amin chứa S và vitamin, biotin, thiamin và coenzim A. Giúp cho cấu trúc protein vững chắc, tăng năng suất, chất lượng chè. Thiếu lưu huỳnh: Xuất hiện vệt vàng nhạt giữa gân các lá non, trong giai đoạn phát triển thiếu lưu huỳnh lá trở nên vàng, khô dần và rụng, năng suất và chất lượng đều thấp. Trong một số trường hợp, thiếu lưu huỳnh làm cây chết non. - Magiê (Mg): Cấu tạo diệp lục tố, enzim chuyển hóa hydratcarbon và axit nucleic. Thúc đẩy hấp thụ, vận chuyển lân và đường trong cây, giúp cây cứng chắc và phát triển cân đối, tăng năng suất và chất lượng chè khô. Thiếu magiê: Xuất hiện những vệt màu xanh tối hình tam giác ở giữa lá, lá già dần chuyển vàng, hạn chế khả năng ra búp, năng suất thấp, chất lượng chè khô giảm. - Canxi (Ca): Cần cho sự phân chia tế bào, duy trì cấu trúc nhiễm sắc thể, hoạt hóa enzim, giải độc axit hữu cơ. Giúp cây cứng cáp, tăng khả năng chống chịu sâu bệnh, và điều kiện thời tiết bất thuận, tăng năng suất và độ dầy của lá, độ lớn của búp, tăng năng suất và chất lượng chè khô. - Đồng (Cu): Là thành phần của men cytochrome oxydase, ascorbic, axit axidase, phenolase, lactase, xúc tiến quá trình hình thành vitamin A, tăng sức chống chịuu sâu bệnh, tăng năng suất và chất lượng chè. Thiếu đồng: Cây sinh trưởng phát triển kém, dễ bị nấm bệnh tấn công. Chè thiếu đồng khi hàm lượng đồng trong lá < 12ppm. - Kẽm (Zn): Là thành phần của men metallo-enzimes-carbonic, anhydrase, anxohol dehydrogenase, quan trọng trong tổng hợp axit indol acetic, axit nucleic và protein, tăng khả năng sử dụng lân và đạm của cây. Thúc đẩy sinh trưởng, phát triển, tăng năng suất và chất lượng chè. Thiếu kẽm: Cây lùn, còi cọc, lá chuyển dần bạc trắng, số búp ít. - Sắt (Fe): Là thành phần của nhiều enzim, quan trọng trong chuyển hóa axit nucleic, RNA, diệp lục tố. Tăng sinh trưởng và sức ra búp, tăng năng suất và chất lượng chè. -Mangan (Mn): Là thành phần của pyruvate carboxylase, liên quan đến phản ứng enzim, hô hấp, chuyển hóa đạm và sự tổng hợp diệp lục tố. Kiểm soát thế oxyhóa- khử trong tế bào. Giúp tăng khả năng ra lá, ra búp, tăng năng suất và chất lượng chè khô. - Bo (B): Cần cho sự phân chia tế bào, tổng hợp protein, lignin trong cây, tăng khả năng thấm ở màng tế bào và vận chuyển hydrat carbon. Tăng độ dẻo của búp, giảm rụng lá, tăng năng suất và chất lượng chè. - Molypđen (Mo): Là thành phần của men nitrogenase, cần cho vi khuẩn Rhizobium cố định đạm, tăng hiệu suất sử dụng đạm, tăng năng suất và chất lượng chè. - Clo (Cl): Là thành phần của axit auxin chloindole-3 acetic, kích thích sự hoạt động của enzim và chuyển hóa hydrat carbon, khả năng giữ nước của cây, tăng năng suất và chất lượng chè. - Nhôm (Al) và Natri (Na): Ảnh hưởng tốt đến hương thơm và vị đậm của chè. Tăng năng suất và nâng cao phẩm cấp của chè búp khô. Trong 100kg búp chè có chứa 4kg N + 1,15kg P2O5 + 2,4kg K2O, tuy nhiên để tạo ra 100kg chè thương phẩm, lượng dinh dưỡng cần rất lớn (bảng 1). Chè cần nhiều đạm nhất sau tới lân, kali và các chất trung vi lượng. Chè là cây khá khác biệt so với các cây khác đó là có nhu cầu cao về nhôm, natri, sắt và mangan. 2. Bón phân Đầu Trâu cho cây chè * Chè kiến thiết cơ bản - Bón lót:: Lót khi trồng 0,7-1 tấn phân chuồng/sào + 0,05-0,1kg NPK 16-8-8+TE Đầu Trâu/cây.Trộn phân với lớp đất mặt, lấp hố trước khi trồng 1-2 tuần. Khi trồng xới đất lên đặt cây, lấp đất, lèn chặt. - Bón thúc: Lượng bón 5-10 kg NPK 16-8-8+TE Đầu Trâu/sào/lần tuỳ theo tuổi cây. Bón thúc 3-4 lần/năm. * Chè kinh doanh Lượng phân cho chè kinh doanh tuỳ theo mức năng suất. Năng suất cao cần bón nhiều phân, năng suất thấp bón ít hơn. Định mức bón 10-15 kg NPK 16-8-8+TE Đầu Trâu/sào/lần. Bón 3-4 lần/năm. Có thể bón kết hợp xới đất làm cỏ với bón phân hoặc xẻ rãnh giữa hàng, rải phân rồi lấp đất. Phun phân bón lá Đầu Trâu 001 định kỳ sau mỗi lứa hái có tác dụng thúc đẩy ra búp mới, tăng cao năng suất và chất lượng chè. Phân chuồng định kỳ 3 năm bón 1 lần với lượng 0,5-1 tấn/sào, bón ngay sau khi đốn đau. Cần xới đất sâu tạo rãnh quanh tán hoặc giữa 2 hàng rồi rải phân chuồng và lấp một lớp đất mỏng để giữ ẩm cho chè trong mùa khô.

Hotline 1900 6613 Chat với chúng tôi qua Messenger Chat với chúng tôi qua Zalo Fanpage Bình Điền BFC Kênh Youtube Bình Điền BFC