LTS: Năm 2006, nước ta lại đứng đầu thế giới về xuất khẩu hồ tiêu. Giá hồ tiêu trong nước luôn đứng ở mức cao. Nhiều nông dân ở các vùng trồng hồ tiêu có yêu cầu hướng dẫn sử dụng phân bón cho hồ tiêu. Thể theo yêu cầu bạn đọc, Bản tin Bình Điền xin gác lại một số chuyên mục khác để gửi tới quí bà con nông dân và độc giả bài “Kỹ thuật bón phân cho cây hồ tiêu” của Tiến sĩ Nguyễn Xuân Trường. Hy vọng bài viết sẽ đem lại thông tin hữu ích cho bà con nông dân trồng hồ tiêu và bạn đọc.
1- Đặc điểm chung:
Hồ tiêu là cây công nghiệp lâu năm, thân bò rễ móc nên cần có trụ (chóe) để cây bám rễ. Cây hồ tiêu thích hợp với khí hậu vùng xích đạo và nhiệt đới. Nhiệt độ thích hợp trung bình 22-28oC. Hồ tiêu yêu cầu lượng mưa cao từ 2000-3000mm/năm, phân bổ đều trong 7-8 tháng và cần 3-5 tháng không mưa để tượng hoa. Hồ tiêu thích hợp với đất tơi xốp, nhiều mùn, pH 5,5-6,5. Vùng trồng tiêu thích hợp nhất ở nước ta là Phú Quốc – Kiên Giang, Chư sê – Gia Lai, Lộc Ninh, Bình Long – Bình Phước và một số địa phương khác thuộc vùng Đông Nam Bộ và tây Nguyên. Mật độ trồng thích hợp nhất của hồ tiêu từ 2000-2500 nọc/ha, đất tốt nên trồng thưa, đất xấu trồng dày hơn. Đất dốc cần bố trí hàng tiêu theo đường đồng mức để giảm bớt rửa trôi dinh dưỡng và xói mòn đất.
2- Nhu cầu dinh dưỡng của hồ tiêu:
Với năng suất 2 tấn/ha, hàng năm cây hồ tiêu lấy đi từ đất 70kg đạm (N) + 16kg Lân (P2O5) + 42kg Kali (K2O) + 18kg Magiê (MgO) + 67kg Canxi (CaO). Các kết quả nghiên cứu trên thế giới cho thấy, với mật độ 1750 nọc/ha, mỗi năm hồ tiêu lấy đi từ đất khoảng 250kg N + 35kg P2O5 + 205kg K2O + 45kg CaO + 20kg MgO (De Waard, 1965).
Ở những cây đầy đủ dinh dưỡng, hàm lượng trong lá hồ tiêu thường dao động trong khoảng 3,1-3,4% N; 0,16-0,18% P; 3,4-4,3% K; 0,44% MgO; 1,67% CaO, luôn cao hơn so với các cây trồng khác (bảng 8.8). Điều này chứng tỏ cây hồ tiêu hút và tích luỹ nhiều dinh dưỡng hơn so với một số cây trống khác. Cây hồ tiêu có nhu cầu đạm và kali là cao nhất sau tới lân, canxi, magiê và các vi lượng khác. Hiện tại, nhiều vười hồ tiêu ở nước ta do địa hình cao, dốc, đất có thành phần cơ giới nhẹ lại được tưới nước thường xuyên nên dinh dưỡng bị rửa trôi nhiều. Các hàng tiêu phía rìa vườn, nhất là gần đường thoát nước thường có biểu hiện thiếu kali và magiê rất rõ. Thiếu kali, lá bị khô đầu và lan hết phân nửa lá. Thiếu magiê, các lá trưởng thành chuyển màu vàng lục nhưng gân lá còn xanh.
3- Bón phân cho cây hồ tiêu:
Ở nước ngoài, người ta thường khuyến cáo sử dụng phân hỗn hợp NPKMg để bón cho hồ tiêu. Loại phân thường được sử dụng là NPK-12-12-17-2(MgO) kết hợp thêm một số loại phân đơn khác. Lượng bón thường được áp dụng tính theo dinh dưỡng nguyên chất: 100g N + 40g P2O5+ 140g K2O cho mỗi nọc/năm.
Ở nước ta, hồ tiêu được trồng chủ yếu trên đất nâu đỏ, nâu vàng trên bazan, đất vàng đỏ trên granit và đất xám, do vậy việc xác định chế độ bón cho hồ tiêu cần tuỳ theo loại đất. Nguyên tắc chung là tỷ lệ bón kali và đạm cao hơn so với. Bón đủ các nguyên tố trung và vi lượng. Qua nhiều năm nghiên cứu, thực nghiệm trên đồng ruộng cùng với kinh nghiệm của nông dân, chúng tôi thấy rằng để hồ tiêu có năng suất cao và chất lượng tốt, tỷ lệ tiêu sọ cao, cần bón phân theo qui trình sau:
- Hồ tiêu kiến thiết cơ bản:
+ Bón lót: Hồ tiêu rất cần phân hữu cơ, các loại phân hữu cơ tốt như phân phân heo, phân bò, phân gà, phân dơi… cần bón từ 15-20kg/hố trồng. Ngoài phân hữu cơ, cần bổ sung 2kg phân hữu cơ sinh học Biorganic Đầu Trâu cho mỗi hố. Số phân này trộn đều với lớp đất mặt, bón trước khi trồng 10 – 15 ngày.
+ Tưới thúc: Sau trồng 10-15 ngày cần tưới thúc để hồ tiêu nhanh bén rễ, phát cành. Tưới thúc bằng cách hòa tan 50-100gam NPK-20-20-15+TE Đầu Trâu hoặc NPK 16-16-8-13S+TE trong 10 lít nước, tưới định kỳ 10 ngày/lần.
+ Bón thúc hàng năm: Dùng phân bón NPK 20-20-15+TE hoặc NPK 16-16-8-13S+TE hiệu Đầu Trâu với lượng: 0,5-0,7 kg/nọc cho năm thứ nhất, 0,7-0,8 kg/nọc cho năm thứ 2. Lượng phân này chia làm 3-4 lần bón vào đầu, giữa và cuối mùa mưa. Trong mùa khô cần bón phân Đầu Trâu mùa khô với lượng 0,1 – 0,2 kg/nọc/lần. Bón từ 1 – 2 lần trong mùa khô. Khi bón cần xẻ rãnh dọc hai bên cạnh hàng rồi rải phân và lấp đất hoặc cũng có thể hòa phân trên ra nước rồi tưới. Cuối năm thứ hai cần bón phân hữu cơ với lượng 10-15kg phân chuồng hoai/nọc.
- Hồ tiêu kinh doanh:
Phân bón thích hợp nhất cho hồ tiêu kinh doanh là phân Đầu Trâu chuyên dùng cho hồ tiêu (Đầu Trâu CT1, Đầu Trâu CT2, Đầu Trâu CT3) và Đầu Trâu mùa khô. Phân Đầu Trâu CT1, 2, 3 có các thành phần dinh dưỡng đa, trung và vi lượng phù hợp với các thời kỳ sinh trưởng, phát triển của cây hồ tiêu. Lượng bón cho mỗi thời kỳ thể hiện ở bảng 2 dưới đây. Cách bón: Xẻ rãnh nông giữa 2 nọc tiêu rồi rải phân và lấp đất hoặc chọc lỗ để bó phân hoặc xới nhẹ rồi rải. Cần lưu ý rằng rễ hồ tiêu thường ăn nông, do đó tránh xới sâu làm đứt rễ, tránh tuyến trùng và nấm bệnh xâm nhập. Ngoài ra, để hồ tiêu có năng suất cao cần bón 10-15kg phân chuồng + 0,3-0,5kg vôi + 1-2kg phân hữu cơ sinh học Biorganic Đầu Trâu cho mỗi nọc.
Thời kỳ bón: Hiện tại, do hồ tiêu được đầu tư thâm canh cao nên hồ tiêu ra hoa nhiều đợt và thường không cố định ở thời điểm nhất định nào trong năm. Hiện tượng vừa thu hoạch vừa ra trái là khá phổ biến ở nhiều vười tiêu. Như vậy bón phân đợt đầu trong năm hợp lý nhất là sau thu hoạch đợt 3 (thu hoạch trên 80% trái trên cây). Bón đợt 2 trước khi ra hoa rộ (lứa hoa chính). Bón đợt 3 sau khi lứa quả chính đậu và đợt 4 nuôi quả (khoảng 2-3 tháng sau đợt bón thứ 3).
Ngoài phân bón gốc, việc dùng phân bón lá cho hồ tiêu là rất cần thiết. Phun phân bón lá Đầu Trâu 005 hoặc 502 vào thời kỳ sau thu hoạch, Đầu Trâu 007 hoặc 702 vào thời kỳ hồ tiêu ra hoa rộ và Đầu Trâu 009 hoặc 902 vào thời kỳ sau đậu trái và trái đang lớn nhằm giúp hồ tiêu có năng suất cao và chất lượng tốt, đồng thờ tăng lợi nhuận cho nông dân.
Các tin khác
- Kinh nghiệm xử lý thóc giống trước khi gieo mạ (20/04/2007)
- SỬ DỤNG PHÂN BÓN ĐẦU TRÂU CHUYÊN DÙNG GIÚP LÚA TĂNG KHẢ NĂNG CHỐNG CHỊU ĐẠO ÔN VÀ VÀNG LÙN, LÙN
- MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT THÂM CANH LÚA VỤ HÈ THU 2007 (24/04/2007)
- Kinh nghiệm ghép mai (25/04/2007)
- Xử lý hạt giống để bảo vệ an toàn cây lúa (27/04/2007)
- Phân biệt các bệnh virus hại lúa và phòng trừ (02/05/2007)
- Vai trò các chất trung vi lượng có trong phân Đầu Trâu (Bài 1)
- Vai trò các chất trung vi lượng có trong phân Đầu Trâu (Bài 2)
- Bón phân hợp lý
- Vai trò của phân hóa học đối với cây trồng
Bảng giá nông sản
Hạt mắc ca | 70.000 |
Ca cao | 180.000 |
Cao su | 148.000 |
Gạo IR 504 | 12.500 |
Cà phê | 125.600 |
Bơ sáp | 25.000 |
Sầu riêng Ri đẹp | 65.000 |
Điều | 40.000 |
Hồ tiêu | 119.000 |
Hỏi đáp
Bình Điền giải đáp các câu hỏi về việc sử dụng phân bón và phòng trừ sâu bệnh cho nhà nông.
Tỷ giá Ngoại tệ