Một số lưu ý khi sử dụng thuốc hóa học dập dịch rầy nâu ở ĐBSCL

Để đối phó với tình hình rầy nâu đang bùng phát ở ĐBSCL, theo chúng tôi phải đồng thời chú ý cả 2 yêu cầu là nhanh chóng dập dịch trước mắt để bảo vệ lúa ĐX, nhưng vẫn giữ được cân bằng sinh thái đồng ruộng để góp phần hạn chế các lứa rầy tiếp theo và cho cả vụ sau. Sử dụng thuốc hóa học trừ rầy là rất cần thiết song nếu không cẩn thận có thể gây hiện tượng tái bùng phát các lứa rầy sau rất nguy hiểm. Nhiều bà con do quá lo lắng muốn diệt rầy nhanh chóng nên đã sử dụng thuốc một cách tràn lan, tùy tiện, làm ảnh hưởng lớn đến quần thể thiên địch trên đồng ruộng. Để đảm bảo được 2 yêu cầu trên trong việc sử dụng thuốc hóa học trừ rầy nâu hiện nay có 2 vấn đề cần chú ý, đó là việc chọn loại thuốc phù hợp với từng điều kiện cụ thể và sử dụng đúng cách. Về chọn loại thuốc sử dụng: Hiện nay có nhiều thuốc trong danh mục được đăng ký phòng trừ rầy nâu hại lúa, trong đó có những loại thuốc có độ an toàn cao với thiên địch, nhất là các thuốc có hoạt chất Buprotefezin như Applaud, Butyl, Apolo, Profezin… Cần dựa vào tuổi lúa, mật độ và tuổi rầy để chọn loại thuốc dùng phù hợp để vừa có hiệu quả trừ rầy cao, vừa ít gây hại thiên địch. Phần lớn diện tích lúa ĐX nhiễm rầy hiện nay ở giai đoạn 30-45 ngày tuổi, vẫn còn khả năng sinh trưởng mạnh, nên sử dụng các thuốc nhóm Buprofezin để phun trừ. Thuốc nhóm này tuy hiệu lực diệt rầy thể hiện hơi chậm nhưng hiệu quả trừ rầy vẫn cao và kéo dài, rất ít hại thiên địch nên không những diệt được lứa rầy này mà còn góp phần hạn chế được cả các lứa rầy sau, bảo vệ được thiên địch. Ngoài ra cũng có thể dùng các loại thuốc dạng hạt như Sago Super 3G, Vibam 5H, Gà Nòi 4G, Regent 0,3G… rải xuống ruộng cũng có hiệu quả diệt rầy cao và ít hại thiên địch, đồng thời phòng trừ được cả sâu đục thân. Đối với những ruộng lúa lớn tuổi, có đòng hoặc trỗ nếu mật độ rầy cao, cần phải nhanh chóng diệt rầy cứu lúa, nên sử dụng những loại thuốc có hiệu lực diệt rầy nhanh như Vibasa, Actara, Bascide, Admire, Padan… Những thuốc này tuy có phần nào độc với thiên địch hơn các loại thuốc trên nhưng sử dụng trong trường hợp này cũng thích hợp. Lưu ý có thể pha chung các thuốc này với các thuốc nhóm Buprofezin, hiệu lực trừ rầy sẽ kéo dài. Về cách phun thuốc: Cần đảm bảo đủ lượng nước để phun kỹ vào phía gốc lúa là nơi rầy tập trung nhiều, chú ý những chỗ là “ổ rầy”. Nếu ruộng ít nước nên cho thêm nước vào để dồn rầy leo lên phía trên cây lúa sẽ dễ trúng thuốc, hiệu quả diệt rầy sẽ cao hơn. Một số bà con đã chọn đúng thuốc trừ rầy nhưng hiệu quả không cao chủ yếu do cách phun chưa tốt, thường là phun ít nước và chỉ phun trên lá mà không chú ý phun kỹ gốc lúa. Những thuốc được coi là có khả năng lưu dẫn mạnh nhưng nếu chỉ phun trên lá thì hiệu quả trừ rầy cũng sẽ không cao. Ngoài ra bà con cũng cần biết cách kiểm tra trứng rầy để phun thuốc đúng lúc, khi đa số trứng đã nở. Nếu phun thuốc quá sớm khi còn một lượng lớn trứng rầy chưa nở thì sẽ làm giảm hiệu quả phòng trừ của thuốc. Trong điều kiện phải sử dụng thuốc nhiều và trên diện tích rộng như tình hình hiện nay cần chú ý đảm bảo an toàn cho người, gia súc và môi trường. Đồng thời với việc dùng thuốc hóa học, chúng ta vẫn không quên còn có nhiều biện pháp khác có thể trừ được rầy, trong đó biện pháp dùng dầu nhớt đã từng được sử dụng có hiệu quả tốt. (Nguồn: Báo NNVN số 39 (2364) ra ngày 23.02.2006)

Bảng giá phân bón

Kali Canada (hồng/đỏ) (bột)18.000
Kali Belarus (hồng/đỏ) (bột)18.000
DAP Hàn Quốc đen 64%28.100
DAP Đình Vũ xanh 61%22.350
Ure Malay hạt đục14.600
Ure Ninh Bình14.600
Ure Phú Mỹ14.700
Ure Cà Mau16.300
Kali Canada (hồng/đỏ) (bột)18.300

[Xem tiếp]

Hỏi đáp

Bình Điền giải đáp các câu hỏi về việc sử dụng phân bón và phòng trừ sâu bệnh cho nhà nông.

Đặt câu hỏiXem câu hỏi

 

Tỷ giá Ngoại tệ

 


Top

TẢI ỨNG DỤNG CANH TÁC THÔNG MINH TẠI ĐÂY

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc hóa học dập dịch rầy nâu ở ĐBSCL

Để đối phó với tình hình rầy nâu đang bùng phát ở ĐBSCL, theo chúng tôi phải đồng thời chú ý cả 2 yêu cầu là nhanh chóng dập dịch trước mắt để bảo vệ lúa ĐX, nhưng vẫn giữ được cân bằng sinh thái đồng ruộng để góp phần hạn chế các lứa rầy tiếp theo và cho cả vụ sau. Sử dụng thuốc hóa học trừ rầy là rất cần thiết song nếu không cẩn thận có thể gây hiện tượng tái bùng phát các lứa rầy sau rất nguy hiểm. Nhiều bà con do quá lo lắng muốn diệt rầy nhanh chóng nên đã sử dụng thuốc một cách tràn lan, tùy tiện, làm ảnh hưởng lớn đến quần thể thiên địch trên đồng ruộng. Để đảm bảo được 2 yêu cầu trên trong việc sử dụng thuốc hóa học trừ rầy nâu hiện nay có 2 vấn đề cần chú ý, đó là việc chọn loại thuốc phù hợp với từng điều kiện cụ thể và sử dụng đúng cách. Về chọn loại thuốc sử dụng: Hiện nay có nhiều thuốc trong danh mục được đăng ký phòng trừ rầy nâu hại lúa, trong đó có những loại thuốc có độ an toàn cao với thiên địch, nhất là các thuốc có hoạt chất Buprotefezin như Applaud, Butyl, Apolo, Profezin… Cần dựa vào tuổi lúa, mật độ và tuổi rầy để chọn loại thuốc dùng phù hợp để vừa có hiệu quả trừ rầy cao, vừa ít gây hại thiên địch. Phần lớn diện tích lúa ĐX nhiễm rầy hiện nay ở giai đoạn 30-45 ngày tuổi, vẫn còn khả năng sinh trưởng mạnh, nên sử dụng các thuốc nhóm Buprofezin để phun trừ. Thuốc nhóm này tuy hiệu lực diệt rầy thể hiện hơi chậm nhưng hiệu quả trừ rầy vẫn cao và kéo dài, rất ít hại thiên địch nên không những diệt được lứa rầy này mà còn góp phần hạn chế được cả các lứa rầy sau, bảo vệ được thiên địch. Ngoài ra cũng có thể dùng các loại thuốc dạng hạt như Sago Super 3G, Vibam 5H, Gà Nòi 4G, Regent 0,3G… rải xuống ruộng cũng có hiệu quả diệt rầy cao và ít hại thiên địch, đồng thời phòng trừ được cả sâu đục thân. Đối với những ruộng lúa lớn tuổi, có đòng hoặc trỗ nếu mật độ rầy cao, cần phải nhanh chóng diệt rầy cứu lúa, nên sử dụng những loại thuốc có hiệu lực diệt rầy nhanh như Vibasa, Actara, Bascide, Admire, Padan… Những thuốc này tuy có phần nào độc với thiên địch hơn các loại thuốc trên nhưng sử dụng trong trường hợp này cũng thích hợp. Lưu ý có thể pha chung các thuốc này với các thuốc nhóm Buprofezin, hiệu lực trừ rầy sẽ kéo dài. Về cách phun thuốc: Cần đảm bảo đủ lượng nước để phun kỹ vào phía gốc lúa là nơi rầy tập trung nhiều, chú ý những chỗ là “ổ rầy”. Nếu ruộng ít nước nên cho thêm nước vào để dồn rầy leo lên phía trên cây lúa sẽ dễ trúng thuốc, hiệu quả diệt rầy sẽ cao hơn. Một số bà con đã chọn đúng thuốc trừ rầy nhưng hiệu quả không cao chủ yếu do cách phun chưa tốt, thường là phun ít nước và chỉ phun trên lá mà không chú ý phun kỹ gốc lúa. Những thuốc được coi là có khả năng lưu dẫn mạnh nhưng nếu chỉ phun trên lá thì hiệu quả trừ rầy cũng sẽ không cao. Ngoài ra bà con cũng cần biết cách kiểm tra trứng rầy để phun thuốc đúng lúc, khi đa số trứng đã nở. Nếu phun thuốc quá sớm khi còn một lượng lớn trứng rầy chưa nở thì sẽ làm giảm hiệu quả phòng trừ của thuốc. Trong điều kiện phải sử dụng thuốc nhiều và trên diện tích rộng như tình hình hiện nay cần chú ý đảm bảo an toàn cho người, gia súc và môi trường. Đồng thời với việc dùng thuốc hóa học, chúng ta vẫn không quên còn có nhiều biện pháp khác có thể trừ được rầy, trong đó biện pháp dùng dầu nhớt đã từng được sử dụng có hiệu quả tốt. (Nguồn: Báo NNVN số 39 (2364) ra ngày 23.02.2006)

Hotline 1900 6613 Chat với chúng tôi qua Messenger Chat với chúng tôi qua Zalo Fanpage Bình Điền BFC Kênh Youtube Bình Điền BFC