Hai giống cà phê chín muộn, cho năng suất cao.

Trước áp lực thiếu nước tưới vào mùa khô và nhân công khan hiếm khi thu hoạch cà phê, Viện KHKT Nông lâm nghiệp Tây Nguyên chọn tạo thành công 2 giống cà phê vối: TR14 và TR15 đã giải được bài toán trên.

Không chỉ vậy các giống trên còn cho năng suất cao, được Bộ NN-PTNT công nhận cho sản xuất thử trong năm 2016.

TS Trương Hồng, Quyền Viện trưởng Viện KHKT Nông lâm nghiệp Tây Nguyên cho biết, từ năm 2006 Viện đã tiến hành chọn tạo các giống cà phê chín muộn lệch thời vụ so với các giống cà phê đang trồng tại Tây Nguyên.

Giống cà phê chín muộn năng suất cao

Sau một thời gian chọn tạo, Viện đã tiến hành trồng thử nhiều giống tại các tỉnh Gia Lai, Lâm Đồng và Đăk Lăk. Kết quả đã chọn lựa được 2 giống chín muộn TR14 và TR15 có tiềm năng năng suất cao, lợi thế thu hoạch muộn, thích ứng với loại hình canh tác trang trại, công ty để bổ sung vào cơ cấu giống rải vụ, giảm áp lực công lao động và hệ thống sân phơi, tăng chất lượng sản phẩm sau thu hoạch.

Theo TS Trương Hồng, với đặc tính chín muộn, khi canh tác giống cà phê TR14 và TR15 có thể tiết kiệm một đợt tưới so với giống đại trà. Vì vậy, các giống chín muộn này có thể sử dụng trồng tại các vùng có nguồn nước hạn chế, giải quyết phần nào khó khăn về nguồn nước tưới cho cà phê tại các vùng canh tác. Các giống chín muộn được đánh giá có chất lượng cao do quá trình tích lũy chất khô kéo dài, có thể được ứng dụng rộng trong tái canh để thay thế giống kém chất lượng, phục vụ nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng, tăng cao giá trị xuất khẩu cho ngành hàng cà phê trên thị trường thế giới.

Đặc điểm của các giống chín muộn TR14: Cành to, sinh trưởng khỏe, tán rộng, lóng đốt vừa; năng suất 4,5 - 5,5 tấn nhân/ha; hạt loại một chiếm trên 95%, khối lượng 100 nhân đạt 20,5 - 22,4gr; tỷ lệ 4,2 - 4,3kg quả tươi/kg nhân; giống kháng gỉ sắt rất cao, đến thời điểm này chưa bị bệnh; thời điểm chín tập trung vào cuối tháng 1. Giống chịu thâm canh cao, chín tập trung, sử dụng cây ghép trồng theo hàng để thuận tiện cho việc thu hái và chế biến sản phẩm,

Đối với giống cà phê chín muộn TR15: Cây sinh trưởng khỏe, chiều cao trung bình, tán nhỏ gọn phân cành nhiều, cành khỏe, rũ, khả năng phát sinh cành thứ cấp nhiều, đốt nhặt, lá thuôn dài có màu xanh hơi nhạt, quả màu đỏ chín tập trung trong tháng 2. Năng suất nhân đạt từ 4,5 - 5 tấn/ha, tỷ lệ 4,0 - 4,3 quả tươi/kg nhân, khối lượng 100 nhân đạt 22,0 - 24,9gr, hạt loại một đạt 96,3 - 98,1%, kháng gỉ sắt cao.

Giống cà phê vối chín muộn TR14 và TR15 được Bộ NN-PTNT công nhận cho sản xuất thử tại các tỉnh Tây Nguyên tại Quyết định 2812/QĐ-BNN-TT ngày 7/7/2016. Theo TS Trương Hồng, do là các giống cà phê chín muộn nên dùng ở những nơi có điều kiện an ninh, bảo vệ tốt vì sợ mất trộm, thích hợp nhất là trồng quy mô trang tại, các công ty, lâm trường.

Theo Mai Phương - Báo Nông Nghiệp Việt Nam

Bảng giá phân bón

Kali Canada (hồng/đỏ) (bột)18.000
Kali Belarus (hồng/đỏ) (bột)18.000
DAP Hàn Quốc đen 64%28.100
DAP Đình Vũ xanh 61%22.350
Ure Malay hạt đục14.600
Ure Ninh Bình14.600
Ure Phú Mỹ14.700
Ure Cà Mau16.300
Kali Canada (hồng/đỏ) (bột)18.300

[Xem tiếp]

Hỏi đáp

Bình Điền giải đáp các câu hỏi về việc sử dụng phân bón và phòng trừ sâu bệnh cho nhà nông.

Đặt câu hỏiXem câu hỏi

 

Tỷ giá Ngoại tệ

 


Top

TẢI ỨNG DỤNG CANH TÁC THÔNG MINH TẠI ĐÂY

Hai giống cà phê chín muộn, cho năng suất cao.

Trước áp lực thiếu nước tưới vào mùa khô và nhân công khan hiếm khi thu hoạch cà phê, Viện KHKT Nông lâm nghiệp Tây Nguyên chọn tạo thành công 2 giống cà phê vối: TR14 và TR15 đã giải được bài toán trên.

Không chỉ vậy các giống trên còn cho năng suất cao, được Bộ NN-PTNT công nhận cho sản xuất thử trong năm 2016.

TS Trương Hồng, Quyền Viện trưởng Viện KHKT Nông lâm nghiệp Tây Nguyên cho biết, từ năm 2006 Viện đã tiến hành chọn tạo các giống cà phê chín muộn lệch thời vụ so với các giống cà phê đang trồng tại Tây Nguyên.

Giống cà phê chín muộn năng suất cao

Sau một thời gian chọn tạo, Viện đã tiến hành trồng thử nhiều giống tại các tỉnh Gia Lai, Lâm Đồng và Đăk Lăk. Kết quả đã chọn lựa được 2 giống chín muộn TR14 và TR15 có tiềm năng năng suất cao, lợi thế thu hoạch muộn, thích ứng với loại hình canh tác trang trại, công ty để bổ sung vào cơ cấu giống rải vụ, giảm áp lực công lao động và hệ thống sân phơi, tăng chất lượng sản phẩm sau thu hoạch.

Theo TS Trương Hồng, với đặc tính chín muộn, khi canh tác giống cà phê TR14 và TR15 có thể tiết kiệm một đợt tưới so với giống đại trà. Vì vậy, các giống chín muộn này có thể sử dụng trồng tại các vùng có nguồn nước hạn chế, giải quyết phần nào khó khăn về nguồn nước tưới cho cà phê tại các vùng canh tác. Các giống chín muộn được đánh giá có chất lượng cao do quá trình tích lũy chất khô kéo dài, có thể được ứng dụng rộng trong tái canh để thay thế giống kém chất lượng, phục vụ nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng, tăng cao giá trị xuất khẩu cho ngành hàng cà phê trên thị trường thế giới.

Đặc điểm của các giống chín muộn TR14: Cành to, sinh trưởng khỏe, tán rộng, lóng đốt vừa; năng suất 4,5 - 5,5 tấn nhân/ha; hạt loại một chiếm trên 95%, khối lượng 100 nhân đạt 20,5 - 22,4gr; tỷ lệ 4,2 - 4,3kg quả tươi/kg nhân; giống kháng gỉ sắt rất cao, đến thời điểm này chưa bị bệnh; thời điểm chín tập trung vào cuối tháng 1. Giống chịu thâm canh cao, chín tập trung, sử dụng cây ghép trồng theo hàng để thuận tiện cho việc thu hái và chế biến sản phẩm,

Đối với giống cà phê chín muộn TR15: Cây sinh trưởng khỏe, chiều cao trung bình, tán nhỏ gọn phân cành nhiều, cành khỏe, rũ, khả năng phát sinh cành thứ cấp nhiều, đốt nhặt, lá thuôn dài có màu xanh hơi nhạt, quả màu đỏ chín tập trung trong tháng 2. Năng suất nhân đạt từ 4,5 - 5 tấn/ha, tỷ lệ 4,0 - 4,3 quả tươi/kg nhân, khối lượng 100 nhân đạt 22,0 - 24,9gr, hạt loại một đạt 96,3 - 98,1%, kháng gỉ sắt cao.

Giống cà phê vối chín muộn TR14 và TR15 được Bộ NN-PTNT công nhận cho sản xuất thử tại các tỉnh Tây Nguyên tại Quyết định 2812/QĐ-BNN-TT ngày 7/7/2016. Theo TS Trương Hồng, do là các giống cà phê chín muộn nên dùng ở những nơi có điều kiện an ninh, bảo vệ tốt vì sợ mất trộm, thích hợp nhất là trồng quy mô trang tại, các công ty, lâm trường.

Theo Mai Phương - Báo Nông Nghiệp Việt Nam

Hotline 1900 6613 Chat với chúng tôi qua Messenger Chat với chúng tôi qua Zalo Fanpage Bình Điền BFC Kênh Youtube Bình Điền BFC