Cơ hội cho cà phê Buôn Ma Thuột

Sau nước mắm Phú Quốc và chè Shan Mộc Châu, cà phê Buôn Ma Thuột là sản phẩm thứ 3 của Việt Nam sẽ được bảo hộ xuất xứ trên toàn thế giới. Thông tin này làm nức lòng người dân và giới kinh doanh cà phê. Sau khi chia tách, tỉnh Đắk Lắk còn 166 nghìn ha với sản lượng khoảng 300 nghìn tấn, vẫn là tỉnh chủ lực về cà phê của cả nước. Vài năm trở lại đây, trong bối cảnh khó khăn chung của thị trường cà phê thế giới, ngành cà phê hiện đang phải đối đầu với những thách thức lớn cần phải có những giải pháp để nâng cao tính cạnh tranh và duy trì ngành sản xuất cà phê bền vững. Từ lâu, cà phê Robusta Buôn Ma Thuột đã nổi tiếng vì lợi thế về điều kiện sinh thái và nông học. Các mẫu cà phê Robusta được thu hái và chế biến tốt có nguồn gốc vùng Buôn Ma Thuột đều được các chuyên gia thử nếm của các Cty buôn bán và các nhà rang xay lớn của nuớc ngoài đánh giá rất cao. Họ cho rằng cà phê này có vị dịu, mùi thơm khá đặc trưng và thể chất khá, hơn hẳn cà phê Robusta của Braxin, Indonexia và các nước Châu Phi. Cà phê Robusta Buôn Ma Thuột không chỉ thích hợp cho sản xuất cà phê hòa tan mà còn được dùng để đấu trộn cùng cà phê Arabica với tỷ lệ thích hợp để SX cà phê bột chất lượng cao. Hiện trong nước nhiều nhãn hiệu cà phê nổi tiếng như Trung Nguyên, An Thái, Mêhycô… đều đóng trên địa bàn và sử dụng nguyên liệu cà phê nhân từ vùng Buôn Ma Thuột. Tại hầu hết các tỉnh thành, đặc biệt là Tp.HCM, Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng và các cửa hàng bán lẻ cà phê xay rang, tên gọi cà phê Buôn Ma Thuột đã rất thân quen và là tên gọi nổi tiếng bảo đảm cho chất lượng. Trong bối cảnh hội nhập quốc tế, chuẩn bị gia nhập WTO, một số sản phẩm nổi tiếng của Việt Nam được SX tại các vùng SX đặc thù, đã và đang được bảo hộ tên gọi xuất xứ. Cà phê Buôn Ma Thuột cũng không nằm ngoài quy luật tất yếu đó. Trước tin vui này, ông Trịnh Đức Minh – Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Đắk Lắk hồ hởi “Với lợi thế về sinh thái, nhân văn gắn với lịch sử hình thành tên gọi nổi tiếng “Cà phê Buôn Ma Thuột”, đã đến lúc cần thiết phải có một thương hiệu riêng cho cà phê Đắk Lắk có tên gọi xuất xứ để khẳng định nguồn gốc của sản phẩm. Đến tháng 11 này, cà phê Buôn Ma Thuột sẽ chính thức được cấp đăng bạ và chúng tôi sẽ làm lễ công bố sự kiện cà phê Buôn Ma Thuột được bảo hộ xuất xứ trên toàn thế giới trong Festival cà phê quốc tế 2005, diễn ra tại Đắk Lắk vào tháng 12/2005 tới!”. Đánh giá về sự kiện này, ông Vân Thành Huy – Chủ tịch Hiệp hội Cà phê, Ca cao Việt Nam cho rằng, khi cà phê Buôn Ma Thuột chính thức được bảo hộ xuất xứ thì không ai được quyền sử dụng trung lập, các DN muốn sử dụng nó phải có đăng ký theo quy định của Hội đồng cà phê Đắk Lắk với quy chế kiểm soát sẽ được ban hành. Nguồn gốc xuất xứ cùng với những tiêu chuẩn chất lượng đã đăng ký và quy trình kiểm soát, sẽ đảm bảo cho cà phê Việt Nam được lưu hành trên thị trường trong nước và quốc tế với tên gọi và nguồn gốc rõ ràng. Đó cũng chính là điểm nhấn quan trọng mà lâu nay chúng ta chưa có và thường bị thiệt thòi nhiều trong quá trình buôn bán cà phê với bạn hàng quốc tế. Tuy nhiên, các nhà chuyên môn cho rằng, sự kiện này cũng đặt ra cho DN và người dân trồng cà phê Đắk Lắk nhiều thách thức mới. Muốn đảm bảo uy tín xuất xứ hàng hóa, việc đảm bảo từ khâu sản xuất, chế biến, bảo quản XK của các DN phải đúng quy trình và phù hợp với chất lượng được bảo hộ là rất quan trọng. Muốn thế, người nông dân trồng cà phê và các DN chế biến, kinh doanh, XK cà phê phải phối hợp với nhau tốt hơn, chặt chẽ hơn trong thời gian tới. (Nguồn: Báo NNVN số 195 ra ngày 30.09.2005)

Bảng giá phân bón

Kali Canada (hồng/đỏ) (bột)18.000
Kali Belarus (hồng/đỏ) (bột)18.000
DAP Hàn Quốc đen 64%28.100
DAP Đình Vũ xanh 61%22.350
Ure Malay hạt đục14.600
Ure Ninh Bình14.600
Ure Phú Mỹ14.700
Ure Cà Mau16.300
Kali Canada (hồng/đỏ) (bột)18.300

[Xem tiếp]

Hỏi đáp

Bình Điền giải đáp các câu hỏi về việc sử dụng phân bón và phòng trừ sâu bệnh cho nhà nông.

Đặt câu hỏiXem câu hỏi

 

Tỷ giá Ngoại tệ

 


Top

TẢI ỨNG DỤNG CANH TÁC THÔNG MINH TẠI ĐÂY

Cơ hội cho cà phê Buôn Ma Thuột

Sau nước mắm Phú Quốc và chè Shan Mộc Châu, cà phê Buôn Ma Thuột là sản phẩm thứ 3 của Việt Nam sẽ được bảo hộ xuất xứ trên toàn thế giới. Thông tin này làm nức lòng người dân và giới kinh doanh cà phê. Sau khi chia tách, tỉnh Đắk Lắk còn 166 nghìn ha với sản lượng khoảng 300 nghìn tấn, vẫn là tỉnh chủ lực về cà phê của cả nước. Vài năm trở lại đây, trong bối cảnh khó khăn chung của thị trường cà phê thế giới, ngành cà phê hiện đang phải đối đầu với những thách thức lớn cần phải có những giải pháp để nâng cao tính cạnh tranh và duy trì ngành sản xuất cà phê bền vững. Từ lâu, cà phê Robusta Buôn Ma Thuột đã nổi tiếng vì lợi thế về điều kiện sinh thái và nông học. Các mẫu cà phê Robusta được thu hái và chế biến tốt có nguồn gốc vùng Buôn Ma Thuột đều được các chuyên gia thử nếm của các Cty buôn bán và các nhà rang xay lớn của nuớc ngoài đánh giá rất cao. Họ cho rằng cà phê này có vị dịu, mùi thơm khá đặc trưng và thể chất khá, hơn hẳn cà phê Robusta của Braxin, Indonexia và các nước Châu Phi. Cà phê Robusta Buôn Ma Thuột không chỉ thích hợp cho sản xuất cà phê hòa tan mà còn được dùng để đấu trộn cùng cà phê Arabica với tỷ lệ thích hợp để SX cà phê bột chất lượng cao. Hiện trong nước nhiều nhãn hiệu cà phê nổi tiếng như Trung Nguyên, An Thái, Mêhycô… đều đóng trên địa bàn và sử dụng nguyên liệu cà phê nhân từ vùng Buôn Ma Thuột. Tại hầu hết các tỉnh thành, đặc biệt là Tp.HCM, Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng và các cửa hàng bán lẻ cà phê xay rang, tên gọi cà phê Buôn Ma Thuột đã rất thân quen và là tên gọi nổi tiếng bảo đảm cho chất lượng. Trong bối cảnh hội nhập quốc tế, chuẩn bị gia nhập WTO, một số sản phẩm nổi tiếng của Việt Nam được SX tại các vùng SX đặc thù, đã và đang được bảo hộ tên gọi xuất xứ. Cà phê Buôn Ma Thuột cũng không nằm ngoài quy luật tất yếu đó. Trước tin vui này, ông Trịnh Đức Minh – Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Đắk Lắk hồ hởi “Với lợi thế về sinh thái, nhân văn gắn với lịch sử hình thành tên gọi nổi tiếng “Cà phê Buôn Ma Thuột”, đã đến lúc cần thiết phải có một thương hiệu riêng cho cà phê Đắk Lắk có tên gọi xuất xứ để khẳng định nguồn gốc của sản phẩm. Đến tháng 11 này, cà phê Buôn Ma Thuột sẽ chính thức được cấp đăng bạ và chúng tôi sẽ làm lễ công bố sự kiện cà phê Buôn Ma Thuột được bảo hộ xuất xứ trên toàn thế giới trong Festival cà phê quốc tế 2005, diễn ra tại Đắk Lắk vào tháng 12/2005 tới!”. Đánh giá về sự kiện này, ông Vân Thành Huy – Chủ tịch Hiệp hội Cà phê, Ca cao Việt Nam cho rằng, khi cà phê Buôn Ma Thuột chính thức được bảo hộ xuất xứ thì không ai được quyền sử dụng trung lập, các DN muốn sử dụng nó phải có đăng ký theo quy định của Hội đồng cà phê Đắk Lắk với quy chế kiểm soát sẽ được ban hành. Nguồn gốc xuất xứ cùng với những tiêu chuẩn chất lượng đã đăng ký và quy trình kiểm soát, sẽ đảm bảo cho cà phê Việt Nam được lưu hành trên thị trường trong nước và quốc tế với tên gọi và nguồn gốc rõ ràng. Đó cũng chính là điểm nhấn quan trọng mà lâu nay chúng ta chưa có và thường bị thiệt thòi nhiều trong quá trình buôn bán cà phê với bạn hàng quốc tế. Tuy nhiên, các nhà chuyên môn cho rằng, sự kiện này cũng đặt ra cho DN và người dân trồng cà phê Đắk Lắk nhiều thách thức mới. Muốn đảm bảo uy tín xuất xứ hàng hóa, việc đảm bảo từ khâu sản xuất, chế biến, bảo quản XK của các DN phải đúng quy trình và phù hợp với chất lượng được bảo hộ là rất quan trọng. Muốn thế, người nông dân trồng cà phê và các DN chế biến, kinh doanh, XK cà phê phải phối hợp với nhau tốt hơn, chặt chẽ hơn trong thời gian tới. (Nguồn: Báo NNVN số 195 ra ngày 30.09.2005)