(24/7) - Nông nghiệp thông minh với khí hậu

CSA là nền nông nghiệp có khả năng cho sản lượng và lợi nhuận tăng một cách bền vững để đảm bảo an ninh lương thực.

Sau 3 năm triển khai dự án GCP/INT/139/EC: “Nông nghiệp thích ứng thông minh với khí hậu (CSA): Kết hợp hài hòa giữa giảm thiểu, thích ứng và an ninh lương thực (ANLT)” và các lựa chọn đầu tư chiến lược phát triển CSA tiếp theo đã chứng minh sự tiếp cận xu hướng toàn cầu trong ứng phó với biến đổi khí hậu (BĐKH) của Việt Nam đã đạt được nhiều kết quả.

Nông nghiệp thông minh với khí hậu (Climate Smart Agriculture -CSA), với phương thức tiếp cận tổng hợp, có thể giúp đạt đồng thời đảm bảo ANLT và ứng phó BĐKH, bằng cách hướng tới 3 mục tiêu : (i) Tăng trưởng sản lượng, hiệu quả; (ii) Thích ứng BĐKH; (iii) Giảm thiểu BĐKH.

Mô hình ruộng lúa bờ hoa ở ĐBSCL

Dự án CSA trị giá 5,3 triệu euro do Ủy ban châu Âu và FAO tài trợ triển khai tại 3 nước Ma-la-wi, Việt Nam và Dăm-bi-a nhằm chuyển dịch sang cách tiếp cận "thông minh với khí hậu" trong nông nghiệp. Bộ NN-PTNT tiếp nhận và triển khai dự án tại 3 tỉnh miền núi phía Bắc là Điện Biên, Sơn La và Yên Bái từ 2012-2015.

Điều ghi nhận rõ rệt từ dự án là đã tạo được mối quan tâm về quan hệ giữa BĐKH và nông nghiệp, tăng cường nhận thức, khắc phục các rào cản và thúc đẩy mở rộng ứng dụng các thực hành nông nghiệp thân thiện môi trường và thích ứng BĐKH.

Dự án cũng xây dựng được cơ sở dữ liệu làm cơ sở cho việc xây dựng và thực thi các chiến lược, chính sách và đầu tư cho CSA, dần tiến tới hoàn thiện khung chiến lược CSA Việt Nam.

Tại hội thảo tổng kết dự án do Bộ NN-PTNT phối hợp với FAO tổ chức từ ngày 16-17/7 vừa qua, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Hoàng Văn Thắng nhận định, BĐKH đang là một thách thức to lớn đối với Việt Nam, trong đó nông nghiệp, nông dân và những người nghèo là đối tượng dễ chịu tổn thương nhất.

Trưởng đại diện FAO tại Việt Nam, ông JongHa Bae cho rằng, Việt Nam đang tích cực triển khai chương trình giảm khí thải nhà kính đến năm 2020. Do vậy, cần có những hành động cụ thể hơn nữa, tập trung hơn vào các ngành lâm nghiệp, trồng trọt và chăn nuôi để nông dân thấy được kết quả tích cực từ thay đổi công nghệ và tập quán sản xuất để triển khai chương trình được hiệu quả.

Cơ sở bằng chứng khoa học về thực hành sản xuất và những thay đổi trong hệ thống nông nghiệp có thể làm tăng cường tính thích ứng cũng như giảm thiểu BĐKH. Đó là, phân tích sự hài hòa giữa thích ứng, giảm thiểu và an ninh lương thực, chi phí và lợi nhuận của các thực hành CSA tiềm năng, tìm ra những rào cản cho việc áp dụng. Đồng thời, phân tích tìm ra chiến lược phù hợp nhất để giảm thiểu tác động của các hoạt động thời tiết cực đoan.

Nhiều kỹ thuật canh tác mới thích ứng với BĐKH đã được chuyển giao cho nông dân như phân nén dúi cho lúa, thâm canh lúa bền vững (SRI), làm đất tối thiểu và che phủ đất, trồng xen với cây họ đậu, trồng cỏ làm thức ăn gia súc và chống xói mòn…

Nghiên cứu cho thấy, các giải pháp quản lý nước tưới tốt sẽ giúp giảm phát thải methane (CH4) từ 25-30%, đồng thời tăng năng suất lúa 3-5%. Nếu hàng năm thực hiện phương án tưới, điều tiết nước ruộng lúa sẽ có thể làm giảm được lượng phát thải khí nhà kính là 65,3 kg/ha/năm CH4 canh tác hai vụ lúa. Quản lý đất bền vững có thể cho tiềm năng giảm thiểu 100 kg CO2/ha trồng trọt mỗi năm.

Trong chăn nuôi, việc xây dựng các bể biogas xử lý phế thải chăn nuôi sinh ra khí methane, dùng làm nhiên liệu đun nấu thay thế chất đốt ở vùng nông thôn là phương án đang được triển khai tích cực ở Việt Nam. Bể biogas đã hạn chế được tình trạng ô nhiễm môi trường nông thôn và sự phát thải gián tiếp.

Tại hội thảo, dựa trên các kết quả thu được từ dự án, các thông điệp chính được rút ra là:

Hỗ trợ quản lý đất bền vững (SLM) phải được đặt làm mục tiêu của các thực hành này để trở thành những công cụ thích ứng hiệu quả và thuận lợi cho việc nhân rộng;

BĐKH ảnh hưởng đến cả các động cơ thích ứng và tác động đến năng suất, do đó ảnh hưởng đến lợi ích của hộ nông dân;

Có những can thiệp có thể cải thiện chuỗi giá trị cây hàng hóa và lương thực góp phần đảm bảo an ninh lương thực bền vững trong bối cảnh BĐKH; Xét về giảm thiểu khí nhà kính, tiềm năng lớn nhất trong nông nghiệp được xác nhận là các thực hành quản lý cải tiến trong sản xuất lúa và các cây trồng khác như ngô, sắn.

Bên cạnh những thành công, các chuyên gia đã chỉ ra nhiều rào cản khi thúc đẩy sản xuất nông nghiệp thích ứng với BĐKH. Đó là, khi nông dân đầu tư vào một số kỹ thuật canh tác mới, sẽ làm tăng giá thành sản xuất, chậm thu hồi vốn. Mặc dù các thực hành quản lý sản xuất có thể làm tăng năng suất và thu nhập, nhưng bản thân nó không thể giúp nông dân thoát nghèo. Bởi vậy, các thực hành đó cần được hỗ trợ, bổ sung bằng những can thiệp khác trong khuôn khổ chính sách thích ứng với BĐKH.

Hiện có nhiều nguồn tài trợ cho nông nghiệp Việt Nam ứng phó với BĐKH như Quỹ Môi trường toàn cầu (GEF), Quỹ Khí hậu xanh (GCF), khu vực tư nhân, kinh phí của Chính phủ cho nông nghiệp và BĐKH. Nhưng tài trợ cho việc gì, khâu nào, thì cần lựa chọn hướng đầu tư đúng đắn, tránh lãng phí vào những hoạt động thiếu thiết thực.

Khuyến cáo nên tăng thu nhập và an ninh lương thực cho nông dân thông qua hỗ trợ giống, sử dụng phân vô cơ, bảo tồn đất và nước, làm đất tối thiểu, nông lâm kết hợp…

Chiến lược giảm phát thải khí nhà kính của ngành nông nghiệp đến năm 2020 đã tích hợp và tiếp cận CSA, trong đó đề ra mục tiêu giảm 2% số hộ nghèo hàng năm, giảm phát thải khí nhà kính 2% hàng năm.

Sau 2 ngày hội nghị tham vấn về chiến lược đầu tư CSA cho nông nghiệp Việt Nam sắp tới, khuyến nghị về hai lựa chọn cho xây dựng dự án đầu tư đối với khu vực miền núi phía Bắc: (i) Đề xuất dự án đầu tư "Tăng thu nhập và an ninh lương thực cho nông dân qua các thực hành CSA canh tác đất dốc lấy ngô và sắn là cây trồng chính. (ii) Đề xuất nghiên cứu chuỗi giá trị các cây trồng chính nâng cao thu nhập cho người dân vùng miền núi phía Bắc.

Để mở rộng và thực sự phát huy hiệu quả CSA, cần có sáng kiến hài hòa được giữa phát triển bền vững và BĐKH. Hy vọng CSA sẽ là cứu cánh cho sự hài hòa trong chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn bền vững trong bối cảnh BĐKH ngày càng khốc liệt.

Khái niệm “Nông nghiệp thích ứng thông minh với khí hậu hay nông nghiệp thích ứng với BĐKH-CSA” được FAO khởi xướng năm 2010 tại hội nghị toàn cầu về “Nông nghiệp, an ninh lương thực và BĐKH” tổ chức tại Hà Lan. CSA là nền nông nghiệp có khả năng cho sản lượng và lợi nhuận tăng một cách bền vững để đảm bảo ANLT, đồng thời thích ứng với BĐKH và giảm nhẹ BĐKH bằng cách tăng hấp thu khí nhà kính từ bầu khí quyển và giảm lượng khí nhà kính phát thải vào khí quyển.

 Theo Đỗ Thị Dung - Báo Nông Nghiệp Việt Nam

Bảng giá phân bón

Kali Canada (hồng/đỏ) (bột)18.000
Kali Belarus (hồng/đỏ) (bột)18.000
DAP Hàn Quốc đen 64%28.100
DAP Đình Vũ xanh 61%22.350
Ure Malay hạt đục14.600
Ure Ninh Bình14.600
Ure Phú Mỹ14.700
Ure Cà Mau16.300
Kali Canada (hồng/đỏ) (bột)18.300

[Xem tiếp]

Hỏi đáp

Bình Điền giải đáp các câu hỏi về việc sử dụng phân bón và phòng trừ sâu bệnh cho nhà nông.

Đặt câu hỏiXem câu hỏi

 

Tỷ giá Ngoại tệ

 


Top

TẢI ỨNG DỤNG CANH TÁC THÔNG MINH TẠI ĐÂY

(24/7) - Nông nghiệp thông minh với khí hậu

CSA là nền nông nghiệp có khả năng cho sản lượng và lợi nhuận tăng một cách bền vững để đảm bảo an ninh lương thực.

Sau 3 năm triển khai dự án GCP/INT/139/EC: “Nông nghiệp thích ứng thông minh với khí hậu (CSA): Kết hợp hài hòa giữa giảm thiểu, thích ứng và an ninh lương thực (ANLT)” và các lựa chọn đầu tư chiến lược phát triển CSA tiếp theo đã chứng minh sự tiếp cận xu hướng toàn cầu trong ứng phó với biến đổi khí hậu (BĐKH) của Việt Nam đã đạt được nhiều kết quả.

Nông nghiệp thông minh với khí hậu (Climate Smart Agriculture -CSA), với phương thức tiếp cận tổng hợp, có thể giúp đạt đồng thời đảm bảo ANLT và ứng phó BĐKH, bằng cách hướng tới 3 mục tiêu : (i) Tăng trưởng sản lượng, hiệu quả; (ii) Thích ứng BĐKH; (iii) Giảm thiểu BĐKH.

Mô hình ruộng lúa bờ hoa ở ĐBSCL

Dự án CSA trị giá 5,3 triệu euro do Ủy ban châu Âu và FAO tài trợ triển khai tại 3 nước Ma-la-wi, Việt Nam và Dăm-bi-a nhằm chuyển dịch sang cách tiếp cận "thông minh với khí hậu" trong nông nghiệp. Bộ NN-PTNT tiếp nhận và triển khai dự án tại 3 tỉnh miền núi phía Bắc là Điện Biên, Sơn La và Yên Bái từ 2012-2015.

Điều ghi nhận rõ rệt từ dự án là đã tạo được mối quan tâm về quan hệ giữa BĐKH và nông nghiệp, tăng cường nhận thức, khắc phục các rào cản và thúc đẩy mở rộng ứng dụng các thực hành nông nghiệp thân thiện môi trường và thích ứng BĐKH.

Dự án cũng xây dựng được cơ sở dữ liệu làm cơ sở cho việc xây dựng và thực thi các chiến lược, chính sách và đầu tư cho CSA, dần tiến tới hoàn thiện khung chiến lược CSA Việt Nam.

Tại hội thảo tổng kết dự án do Bộ NN-PTNT phối hợp với FAO tổ chức từ ngày 16-17/7 vừa qua, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Hoàng Văn Thắng nhận định, BĐKH đang là một thách thức to lớn đối với Việt Nam, trong đó nông nghiệp, nông dân và những người nghèo là đối tượng dễ chịu tổn thương nhất.

Trưởng đại diện FAO tại Việt Nam, ông JongHa Bae cho rằng, Việt Nam đang tích cực triển khai chương trình giảm khí thải nhà kính đến năm 2020. Do vậy, cần có những hành động cụ thể hơn nữa, tập trung hơn vào các ngành lâm nghiệp, trồng trọt và chăn nuôi để nông dân thấy được kết quả tích cực từ thay đổi công nghệ và tập quán sản xuất để triển khai chương trình được hiệu quả.

Cơ sở bằng chứng khoa học về thực hành sản xuất và những thay đổi trong hệ thống nông nghiệp có thể làm tăng cường tính thích ứng cũng như giảm thiểu BĐKH. Đó là, phân tích sự hài hòa giữa thích ứng, giảm thiểu và an ninh lương thực, chi phí và lợi nhuận của các thực hành CSA tiềm năng, tìm ra những rào cản cho việc áp dụng. Đồng thời, phân tích tìm ra chiến lược phù hợp nhất để giảm thiểu tác động của các hoạt động thời tiết cực đoan.

Nhiều kỹ thuật canh tác mới thích ứng với BĐKH đã được chuyển giao cho nông dân như phân nén dúi cho lúa, thâm canh lúa bền vững (SRI), làm đất tối thiểu và che phủ đất, trồng xen với cây họ đậu, trồng cỏ làm thức ăn gia súc và chống xói mòn…

Nghiên cứu cho thấy, các giải pháp quản lý nước tưới tốt sẽ giúp giảm phát thải methane (CH4) từ 25-30%, đồng thời tăng năng suất lúa 3-5%. Nếu hàng năm thực hiện phương án tưới, điều tiết nước ruộng lúa sẽ có thể làm giảm được lượng phát thải khí nhà kính là 65,3 kg/ha/năm CH4 canh tác hai vụ lúa. Quản lý đất bền vững có thể cho tiềm năng giảm thiểu 100 kg CO2/ha trồng trọt mỗi năm.

Trong chăn nuôi, việc xây dựng các bể biogas xử lý phế thải chăn nuôi sinh ra khí methane, dùng làm nhiên liệu đun nấu thay thế chất đốt ở vùng nông thôn là phương án đang được triển khai tích cực ở Việt Nam. Bể biogas đã hạn chế được tình trạng ô nhiễm môi trường nông thôn và sự phát thải gián tiếp.

Tại hội thảo, dựa trên các kết quả thu được từ dự án, các thông điệp chính được rút ra là:

Hỗ trợ quản lý đất bền vững (SLM) phải được đặt làm mục tiêu của các thực hành này để trở thành những công cụ thích ứng hiệu quả và thuận lợi cho việc nhân rộng;

BĐKH ảnh hưởng đến cả các động cơ thích ứng và tác động đến năng suất, do đó ảnh hưởng đến lợi ích của hộ nông dân;

Có những can thiệp có thể cải thiện chuỗi giá trị cây hàng hóa và lương thực góp phần đảm bảo an ninh lương thực bền vững trong bối cảnh BĐKH; Xét về giảm thiểu khí nhà kính, tiềm năng lớn nhất trong nông nghiệp được xác nhận là các thực hành quản lý cải tiến trong sản xuất lúa và các cây trồng khác như ngô, sắn.

Bên cạnh những thành công, các chuyên gia đã chỉ ra nhiều rào cản khi thúc đẩy sản xuất nông nghiệp thích ứng với BĐKH. Đó là, khi nông dân đầu tư vào một số kỹ thuật canh tác mới, sẽ làm tăng giá thành sản xuất, chậm thu hồi vốn. Mặc dù các thực hành quản lý sản xuất có thể làm tăng năng suất và thu nhập, nhưng bản thân nó không thể giúp nông dân thoát nghèo. Bởi vậy, các thực hành đó cần được hỗ trợ, bổ sung bằng những can thiệp khác trong khuôn khổ chính sách thích ứng với BĐKH.

Hiện có nhiều nguồn tài trợ cho nông nghiệp Việt Nam ứng phó với BĐKH như Quỹ Môi trường toàn cầu (GEF), Quỹ Khí hậu xanh (GCF), khu vực tư nhân, kinh phí của Chính phủ cho nông nghiệp và BĐKH. Nhưng tài trợ cho việc gì, khâu nào, thì cần lựa chọn hướng đầu tư đúng đắn, tránh lãng phí vào những hoạt động thiếu thiết thực.

Khuyến cáo nên tăng thu nhập và an ninh lương thực cho nông dân thông qua hỗ trợ giống, sử dụng phân vô cơ, bảo tồn đất và nước, làm đất tối thiểu, nông lâm kết hợp…

Chiến lược giảm phát thải khí nhà kính của ngành nông nghiệp đến năm 2020 đã tích hợp và tiếp cận CSA, trong đó đề ra mục tiêu giảm 2% số hộ nghèo hàng năm, giảm phát thải khí nhà kính 2% hàng năm.

Sau 2 ngày hội nghị tham vấn về chiến lược đầu tư CSA cho nông nghiệp Việt Nam sắp tới, khuyến nghị về hai lựa chọn cho xây dựng dự án đầu tư đối với khu vực miền núi phía Bắc: (i) Đề xuất dự án đầu tư "Tăng thu nhập và an ninh lương thực cho nông dân qua các thực hành CSA canh tác đất dốc lấy ngô và sắn là cây trồng chính. (ii) Đề xuất nghiên cứu chuỗi giá trị các cây trồng chính nâng cao thu nhập cho người dân vùng miền núi phía Bắc.

Để mở rộng và thực sự phát huy hiệu quả CSA, cần có sáng kiến hài hòa được giữa phát triển bền vững và BĐKH. Hy vọng CSA sẽ là cứu cánh cho sự hài hòa trong chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn bền vững trong bối cảnh BĐKH ngày càng khốc liệt.

Khái niệm “Nông nghiệp thích ứng thông minh với khí hậu hay nông nghiệp thích ứng với BĐKH-CSA” được FAO khởi xướng năm 2010 tại hội nghị toàn cầu về “Nông nghiệp, an ninh lương thực và BĐKH” tổ chức tại Hà Lan. CSA là nền nông nghiệp có khả năng cho sản lượng và lợi nhuận tăng một cách bền vững để đảm bảo ANLT, đồng thời thích ứng với BĐKH và giảm nhẹ BĐKH bằng cách tăng hấp thu khí nhà kính từ bầu khí quyển và giảm lượng khí nhà kính phát thải vào khí quyển.

 Theo Đỗ Thị Dung - Báo Nông Nghiệp Việt Nam

Hotline 1900 6613 Chat với chúng tôi qua Messenger Chat với chúng tôi qua Zalo Fanpage Bình Điền BFC Kênh Youtube Bình Điền BFC