(23/7) - Mọt nước hại lúa.

Thời gian qua, tại huyện Quỳ Hợp (Nghệ An) xuất hiện dịch mọt nước gây hại trên giai đoạn mạ vụ mùa.

Đối tượng này từng gây hại trên 10 ha mạ vụ xuân 2012 tại các xã Châu Quang, Châu Đình, Đồng Hợp. Năm nay, xã Châu Quang có 2 ha mạ bị nhiễm.

Bà Lê Thị Vân, xóm trưởng xóm Khánh Quang, xã Châu Quang cho biết: “Hiện cả xóm có khoảng 1 ha mạ nhiễm, riêng gia đình bà vụ này gieo 6 kg giống bị nhiễm toàn bộ. Trạm BVTV Quỳ Hợp cũng đã kịp thời phát hiện chỉ đạo công tác phòng trừ”.

Mọt nước (Lissorhoptrus oryzophilus Kuschel), được phát hiện năm 1881, đến năm 1951 Kuschel phân đã loại đối tượng dịch hại này. Là một loài thuộc họ vòi voi (Curculionidae), bộ cánh cứng (Coleoptera) có nguồn gốc từ Mỹ.

Biểu hiện lỗ mọt nước chui lên sau khi vũ hóa

Ở nước ta chỉ mới xuất hiện trong một vài vụ lúa gần đây, nhưng nhiều nơi trên thế giới nó như một dịch hại nguy hiểm và đã kháng thuốc. Đến năm 2010 việc sử dụng nhóm diamide và neonicotinoid như một giải pháp mới nhất.

Mọt nước trưởng thành ăn mô lá, để lại các vết xước dọc theo phiến lá. Chúng thích nghi trong môi trường nước. Bình thường chúng ăn các thực vật thủy sinh, mùa đông thì trú ẩn trong các bờ ruộng. Tuy nhiên gây hại nặng nhất là giai đoạn ấu trùng. Ấu trùng của mọt nước ở trong đất, tấn công rễ lúa.

Trưởng thành đẻ trứng vào trong các bẹ lá nằm dưới mặt nước, trước đây người ta cho rằng trứng đẻ vào rễ vì thấy ấu trùng ăn rễ. Sau 4 - 9 ngày, trứng nở trong nước, ấu trùng chui ra và thả mình xuống đất, đục sâu vào rễ. Giai đoạn ấu trùng kéo dài 28 - 35 ngày, sau đó hóa nhộng. Ở nhiệt độ 20 độ C, thời gian ấu trùng có thể kéo dài đến 50 ngày, chiều dài ấu trùng có thể hơn 1 cm.

Ấu trùng ăn rễ lúa và sử dụng oxy để sống nhờ vào cấu tạo chuyên biệt của tế bào rễ lúa. Các tế bào nhu mô khoảng cách (aerenchyma) hay còn gọi là phế căn có mô khí và có chức năng trao đổi khí, tạo ra những khoảng trống to chứa khí giúp rễ trao đổi khí trong đất bị ngập nước.

Sau khoảng 5 - 14 ngày thì ấu trùng hóa nhộng. Trước khi hóa nhộng, ấu trùng nhả tơ tạo thành buồng nhộng hình bầu dục, che kín và nước không thể vào cũng như không khí không thể thoát ra.

Sau khi vũ hóa, mọt nước có thể bơi trong nước, con trưởng thành chủ yếu ăn mô lá. Kích thước trưởng thành của mọt nước hại lúa chỉ 3 - 4 mm màu nâu nhạt. Chúng thích nghi với đời sống thủy sinh, nhờ có các sợi lông kỵ nước trên chân, cho phép chúng có thể bơi như một số loài thuộc bộ cánh cứng và bộ cánh nửa sống thủy sinh khác.

Hình thái mọt nước hại lúc tại xã Châu Quang

Biện pháp phòng trừ:

- Dọn cỏ sạch bờ ruộng, bờ đê vì đây là nơi duy trì tích lũy nguồn mọt nước.

- Tháo nước khô ruộng trước khi vào vụ mới, hoặc khi xuất hiện mọt gây hại. Ruộng khô có thể gây chết và ngăn chặn tốc độ gây hại của trưởng thành, vì trưởng thành di chuyển trong nước tốt hơn. Tuy nhiên biện pháp này không kiểm soát được trứng và ấu trùng.

- Sau mỗi vụ thu hoạch, cho nước ngập chìm gốc rạ (nếu điều kiện thủy lợi cho phép) đến khi rơm rạ bị phân hủy. Cắt nguồn thức ăn của mọi nước.

- Nên xử lý hạt giống trước khi gieo bằng các thuốc có chứa thiamethoxam như Actara 25WG, Cruiser plus 312.5FS.

- Nếu mật độ vượt ngưỡng gây hại kinh tế, phòng trừ bằng các thuốc hóa học thuộc nhóm diamide (Chloratrniliprole) và neonicotinoids (Thiamethoxam) với các thuốc như Actara 25WG, Virtako 40WG.

- Ngoài ra có thể sử dụng các thuốc có chứa lambda-cyhalothrin (Karate 2.5EC), fipronil (Regent 800WP), diflubenzuron… Trong biện pháp sinh học sử dụng chế phẩm vi khuẩn Bacillus thuringiensis.

 Theo TH.S Phan Anh Thế - Báo Nông Nghiệp Việt Nam

Bảng giá phân bón

Kali Canada (hồng/đỏ) (bột)18.000
Kali Belarus (hồng/đỏ) (bột)18.000
DAP Hàn Quốc đen 64%28.100
DAP Đình Vũ xanh 61%22.350
Ure Malay hạt đục14.600
Ure Ninh Bình14.600
Ure Phú Mỹ14.700
Ure Cà Mau16.300
Kali Canada (hồng/đỏ) (bột)18.300

[Xem tiếp]

Hỏi đáp

Bình Điền giải đáp các câu hỏi về việc sử dụng phân bón và phòng trừ sâu bệnh cho nhà nông.

Đặt câu hỏiXem câu hỏi

 

Tỷ giá Ngoại tệ

 


Top

TẢI ỨNG DỤNG CANH TÁC THÔNG MINH TẠI ĐÂY

(23/7) - Mọt nước hại lúa.

Thời gian qua, tại huyện Quỳ Hợp (Nghệ An) xuất hiện dịch mọt nước gây hại trên giai đoạn mạ vụ mùa.

Đối tượng này từng gây hại trên 10 ha mạ vụ xuân 2012 tại các xã Châu Quang, Châu Đình, Đồng Hợp. Năm nay, xã Châu Quang có 2 ha mạ bị nhiễm.

Bà Lê Thị Vân, xóm trưởng xóm Khánh Quang, xã Châu Quang cho biết: “Hiện cả xóm có khoảng 1 ha mạ nhiễm, riêng gia đình bà vụ này gieo 6 kg giống bị nhiễm toàn bộ. Trạm BVTV Quỳ Hợp cũng đã kịp thời phát hiện chỉ đạo công tác phòng trừ”.

Mọt nước (Lissorhoptrus oryzophilus Kuschel), được phát hiện năm 1881, đến năm 1951 Kuschel phân đã loại đối tượng dịch hại này. Là một loài thuộc họ vòi voi (Curculionidae), bộ cánh cứng (Coleoptera) có nguồn gốc từ Mỹ.

Biểu hiện lỗ mọt nước chui lên sau khi vũ hóa

Ở nước ta chỉ mới xuất hiện trong một vài vụ lúa gần đây, nhưng nhiều nơi trên thế giới nó như một dịch hại nguy hiểm và đã kháng thuốc. Đến năm 2010 việc sử dụng nhóm diamide và neonicotinoid như một giải pháp mới nhất.

Mọt nước trưởng thành ăn mô lá, để lại các vết xước dọc theo phiến lá. Chúng thích nghi trong môi trường nước. Bình thường chúng ăn các thực vật thủy sinh, mùa đông thì trú ẩn trong các bờ ruộng. Tuy nhiên gây hại nặng nhất là giai đoạn ấu trùng. Ấu trùng của mọt nước ở trong đất, tấn công rễ lúa.

Trưởng thành đẻ trứng vào trong các bẹ lá nằm dưới mặt nước, trước đây người ta cho rằng trứng đẻ vào rễ vì thấy ấu trùng ăn rễ. Sau 4 - 9 ngày, trứng nở trong nước, ấu trùng chui ra và thả mình xuống đất, đục sâu vào rễ. Giai đoạn ấu trùng kéo dài 28 - 35 ngày, sau đó hóa nhộng. Ở nhiệt độ 20 độ C, thời gian ấu trùng có thể kéo dài đến 50 ngày, chiều dài ấu trùng có thể hơn 1 cm.

Ấu trùng ăn rễ lúa và sử dụng oxy để sống nhờ vào cấu tạo chuyên biệt của tế bào rễ lúa. Các tế bào nhu mô khoảng cách (aerenchyma) hay còn gọi là phế căn có mô khí và có chức năng trao đổi khí, tạo ra những khoảng trống to chứa khí giúp rễ trao đổi khí trong đất bị ngập nước.

Sau khoảng 5 - 14 ngày thì ấu trùng hóa nhộng. Trước khi hóa nhộng, ấu trùng nhả tơ tạo thành buồng nhộng hình bầu dục, che kín và nước không thể vào cũng như không khí không thể thoát ra.

Sau khi vũ hóa, mọt nước có thể bơi trong nước, con trưởng thành chủ yếu ăn mô lá. Kích thước trưởng thành của mọt nước hại lúa chỉ 3 - 4 mm màu nâu nhạt. Chúng thích nghi với đời sống thủy sinh, nhờ có các sợi lông kỵ nước trên chân, cho phép chúng có thể bơi như một số loài thuộc bộ cánh cứng và bộ cánh nửa sống thủy sinh khác.

Hình thái mọt nước hại lúc tại xã Châu Quang

Biện pháp phòng trừ:

- Dọn cỏ sạch bờ ruộng, bờ đê vì đây là nơi duy trì tích lũy nguồn mọt nước.

- Tháo nước khô ruộng trước khi vào vụ mới, hoặc khi xuất hiện mọt gây hại. Ruộng khô có thể gây chết và ngăn chặn tốc độ gây hại của trưởng thành, vì trưởng thành di chuyển trong nước tốt hơn. Tuy nhiên biện pháp này không kiểm soát được trứng và ấu trùng.

- Sau mỗi vụ thu hoạch, cho nước ngập chìm gốc rạ (nếu điều kiện thủy lợi cho phép) đến khi rơm rạ bị phân hủy. Cắt nguồn thức ăn của mọi nước.

- Nên xử lý hạt giống trước khi gieo bằng các thuốc có chứa thiamethoxam như Actara 25WG, Cruiser plus 312.5FS.

- Nếu mật độ vượt ngưỡng gây hại kinh tế, phòng trừ bằng các thuốc hóa học thuộc nhóm diamide (Chloratrniliprole) và neonicotinoids (Thiamethoxam) với các thuốc như Actara 25WG, Virtako 40WG.

- Ngoài ra có thể sử dụng các thuốc có chứa lambda-cyhalothrin (Karate 2.5EC), fipronil (Regent 800WP), diflubenzuron… Trong biện pháp sinh học sử dụng chế phẩm vi khuẩn Bacillus thuringiensis.

 Theo TH.S Phan Anh Thế - Báo Nông Nghiệp Việt Nam

Hotline 1900 6613 Chat với chúng tôi qua Messenger Chat với chúng tôi qua Zalo Fanpage Bình Điền BFC Kênh Youtube Bình Điền BFC